Home / KIẾN THỨC FOREX / MÔ HÌNH NẾN / Mô hình nến Window – Cửa sổ

Mô hình nến Window – Cửa sổ

Cửa sổ (thuật ngữ nến Nhật cho “Gap”, tức là khoảng nhảy giá hay khoàng trống giá)

Cửa sổ (window) là thuật ngữ tiếng Nhật dành cho vùng xuất hiện khoảng trống giá (gap). Cửa sổ xuất hiện trong xu hướng tăng khi có khoảng cách giữa giá cao nhất của nến 1 và giá thấp nhất của nến 2. Theo đó, cửa sổ là vùng có khoảng trống giá bởi không có lệnh nào được thực hiện giữa phe bán và mua. Cửa sổ xuất hiện trong xu hướng tăng đồng nghĩa với việc giá sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên, giá thường phải hồi lại đến mức giá của vùng cửa sổ trước khi tiếp tục đi theo hướng xu hướng cũ. Nison (1991, trang 120) cho rằng vùng cửa sổ có giá hồi lại được xem như vùng đặt lệnh mua vào. Ông cũng cho rằng nếu giá đóng cửa bên dưới cửa sổ và tiếp tục đi xuống, đó là dấu hiệu mà trader nên bán ra.

Cửa sổ trong xu hướng giảm

Tương tự, cửa sổ trong xu hướng giảm xuất hiện khi có khoảng trống giá giữa giá thấp nhất trong nến 1 và giá cao nhất trong nến 2. Cửa sổ xuất hiện trong xu hướng giảm cho thấy giá sẽ giảm sâu hơn, nhưng trước khi giảm sâu, thường giá sẽ bật lên lại vùng cửa sổ. Lúc này, vùng cửa sổ được xem như ngưỡng kháng cự.

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng tăng

Biểu đồ giá của vàng ETF (GLD) cho tả 4 ví dụ về vùng cửa sổ. Mỗi cửa sổ đều cho thấy giá vàng hồi lại vùng cửa sổ và vùng này đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ mỗi khi giá chạm đến. Vùng cửa sổ đầu tiên xuất hiện sau 15 cây nến có giá đi sideway và test đường line trên của vùng cửa sổ. Vùng cửa sổ thứ 2 có nến tăng giá mạnh và giá tự đẩy khỏi vùng hỗ trợ . Vùng cửa sổ thứ 3 có bóng nến bên dưới test ngưỡng hỗ trợ phía trên vùng cửa sổ. Vùng cửa sổ thứ 4 có đường hỗ trợ bên dưới được giá test, cho tín hiệu mua vào mạnh hơn khiến giá được đẩy đi xa hơn.

Biểu đồ minh họa vùng cửa sổ trong xu hướng giảm

Biểu đồ giá của Bank of America (BAC) cho ta ba ví dụ vùng cửa sổ trong xu hướng giảm. Mỗi vùng cửa sổ đều đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự khi giá bật tăng lên. Vùng cửa sổ đầu tiên bị giá đâm xuyên và tạo nên mẫu hình đỉnh nhíp. Vùng cửa sổ thứ 2 được xác nhận bởi mẫu hình nến nhận chìm giảm (bearish engulfing) có giá test đường line trên của vùng hỗ trợ . Vùng cửa sổ thứ 3 xuất hiện mẫu hình mây đen che phủ (dark cloud cover).



….v….

Tham khảo

  1. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
  2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
  3. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
  4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
  5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.

THÔNG TIN ĐẾN BẠN, CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.

  • FX-B&I

Nguồn: TraderViet



About Fxbi@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Mô hình nến Three Black Crows – Ba con quạ đen

Mô hình nến ba con quạ đen (Three Black Crows Candlestick Pattern) ...