Mô hình nến Đường nhọn (Piercing Pattern)
Mô hình nến Đường nhọn là mô hình báo hiệu xu hướng đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Nến 1 của mô hình là một nến giảm mạnh, nến 2 là nến tăng mạnh với giá mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1 và đóng cửa bên trong thân nến 1. Theo Steve Nison, nến 2 nên đóng cửa quá nửa thân nến 1, độ tin cậy của mô hình sẽ cao hơn. Với những bạn đã quen thuộc với mô hình nến nhận chìm tăng ( bullish engulfing ), mô hình nến xuyên chính là phiên bản chưa hoàn chỉnh (trong đó nến 2 trong mô hình nến nhận chìm tăng buộc phải đóng cửa qua khỏi thân của nến 1.
Trong mô hình nến Đường nhọn, cây nến lớn giảm mạnh (nến 1) xác nhận xu hướng giảm vẫn đang tiếp tục tạo đáy mới. Nến 2 mở cửa với khoảng nhảy giá giảm, bên bán vẫn đang áp đảo thị trường. Tuy vậy, thay vì xuống thấp hơn, giá bắt đầu vươn lên xoá sạch hơn nửa quãng đường giá đã giảm do phe bán tạo ra vào phiên trước đó. Điểm cần chú ý ở đây là đáy mới của xu hướng giảm trước đó đã bị bật ra và phe mua đang sẵn sàng để kiểm soát thị trường.
Mô hình nến đường nhọn mất hiệu lực nếu nến tiếp theo sau mô hình phá vỡ được đáy của nến 2.
Đối ngược với mô hình nến Đường nhọn là mô hình mây đen che phủ (dark cloud cover).
Các đặc điểm tăng độ tin cậy cho mô hình nến Đường nhọn
Các đặc điểm giúp tăng độ tin cậy dưới đây được trích từ quan điểm của Steve Nison:
- Nến 2 càng đâm xuyên vào vùng giá của nến 1 bao nhiêu, mô hình càng mạnh bấy nhiêu và nó sẽ càng giống với mô hình nhận chìm tăng (bullish engulfing). Giải thích: bằng việc xem sự tăng điểm của nến 2 như việc từ chối đợt giảm giá của nến 1, sự tăng giá của nến 2 do đó nếu càng mạnh, càng đâm xuyên vào vùng giá của nến 1 thì càng chứng tỏ áp lực mua vào càng lớn. Đâm xuyên 50% là một nửa áp lực bán bị từ chối, đâm xuyên 100% nghĩa là áp lực bán hoàn toàn bị từ chối, nến 2 càng đâm xuyên vào vùng nến 1, áp lực mua càng cao thể hiện khả năng từ chối xu hướng giảm càng mạnh.
- Ngưỡng hỗ trợ quan trọng bị đâm xuyên khi nến thứ 2 mở cửa bên dưới nhưng sau đó giá vươn lên trở lại và đóng cửa bên trên ngưỡng hỗ trợ. Giải thích: một cú phá ngưỡng thất bại khi giá thất bại trong việc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ là dấu hiệu cho thấy bên bán đã thua và xác nhận ngưỡng hỗ trợ vẫn được duy trì. Việc này sẽ gia tăng thêm sự tự tin cho bên mua để bắt đầu một đợt tăng giá mới.
- Khối lượng giao dịch lớn kết hợp với nến 2 tăng mạnh. Giải thích: nếu khối lượng giao dịch lớn vào thời điểm mở cửa sau khi giá tạo gap down (khoảng nhảy giá giảm) từ nến 1, sẽ có rất nhiều trader kì vọng và muốn tham gia vào đợt giảm giá tiếp theo. Khi giá bắt đầu quay ngược, các trader này sẽ cảm thấy bối rối và họ buộc phải bù lỗ bằng cách đặt lệnh mua vào để đóng lệnh bán, hay nói cách khác, tiếp thêm sức mạnh cho giá tăng cao hơn.
Kết hợp các thành phần trong mô hình nến Đường nhọn = nến búa (hammer)
Kết hợp cả 2 nến trong mô hình nến Đường nhọn (như hình trên) sẽ tạo ra mô hình nến búa (với giá mở cửa của nến búa là giá mở cửa của nến 1, giá đóng cửa của nến búa là giá đóng cửa của nến 2), và như vậy ta có thể xem tín hiệu này là một chỉ báo tăng giá mạnh.
Ví dụ mô hình nến Đường nhọn
Biểu đồ cho ví dụ này thuộc về chỉ số Silver ETF (SLV). Trước mô hình nến Đường nhọn, xu hướng đang giảm trong khoảng 1,5 tháng. Nến 1 trong mô hình là nến giảm mạnh sau khi đóng cửa đã tạo thêm đáy mới cho xu hướng giảm, nến tiếp theo đó mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1. Việc này đã lại tạo thêm đáy mới cho xu hướng giảm. Tuy nhiên, sau đó giá quay ngược tăng trong hầu hết thời gian còn lại của phiên và đóng cửa ở khoảng 2/3 thân nến 1. Kết quả dẫn tới 1 tháng tăng giá ngay sau đó.
Mô hình nến Đường nhọn xác định ngưỡng hô trợ
Một vài tuần trước đó, biểu đồ giá Energy SPDR ETF (XLE) tạo ra một ngưỡng hỗ trợ được mô tả bằng đường kẻ màu xanh. Nến 1 trong mô hình nến Đường nhọn tạo thêm đáy mới cho xu hướng cũ, nhưng nến 1 không thể đi sâu đến vùng hỗ trợ . Cây nến tiếp theo xuất hiện gap và cố gắng đẩy giá xuống sâu thêm nữa để chạm vào vùng hỗ trợ . Tuy nhiên, bên bán thất bại khi cố gắng đâm xuyên và phá vỡ vùng hỗ trợ . Bên mua đã hoàn toàn áp đảo bên bán sau đó bằng việc đẩy giá lên 2/3 thân nến 1, giá bắt đầu tăng và tạo nên mới sau đó.
….v….
Tham khảo
- Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
- Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
- Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
- ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
THÔNG TIN ĐẾN BẠN, CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.
- FX-B&I
Nguồn: TraderViet