Home / KIẾN THỨC FOREX / INDICATOR / MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả.

MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả.

MACD là chỉ báo thay đổi quan điểm của tôi trong quá trình học giao dịch Forex. Trước đây, khi mới bước chân vào thị trường này, tôi cũng xông xáo tìm đủ thể loại chỉ báo khác nhau để xem. Và thường chỉ cố gắng biết chúng dùng để làm gì, chứ không hề tìm hiểu kỹ lưỡng về cấu tạo, hay tự ngồi ngẫm nghĩ xem tại sao lại có công thức như vậy…

Chính vì không hiểu rõ bản chất của vấn đề, nên tôi thường áp dụng như vẹt, không thể  rõ các dấu hiệu mà chỉ báo cung cấp.

Sau này, khi bắt đầu ngấm những kiến thức học và đọc được, tôi dần thay đổi cách nhìn, cố gắng tìm hiểu sâu hơn ẩn ý đằng sau mỗi chỉ báo đó là gì.

Tất nhiên, mỗi người sẽ có 1 cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, trên vị thế khác nhau, nên các bạn không nhất thiết phải đồng ý với suy nghĩ cũng như làm theo cách tôi đang làm. Bởi rất nhiều trader dù không hiểu bản chất của từng chỉ báo đi chăng nữa nhưng họ vẫn giao dịch thành công và hoàn toàn kiếm được tiền trong forex. Nên tuỳ bạn làm thế nào cũng được!

Nếu đang quan tâm tới MACD thì hãy đọc bài viết sau của kienthucforex. Tuy nhiên, cũng từ những chia sẻ phía trên tôi sẽ giải thích kỹ 1 số phần, nếu bạn không cảm thấy cần thiết, có thể kéo luôn xuống dưới để xem hướng dẫn cách giao dịch luôn cũng được, bạn nhé.

MACD là gì?

Cái tên nói lên tất cả, MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70. MACD cũng là 1 trong số ít chỉ báo có thể miêu tả chính xác nhất giá trị mà chúng tạo ra chỉ thông qua cái tên.

Như vậy, MACD sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.

Đây cũng là 2 vấn đề mà bất cứ trader nào cũng quan tâm khi tham gia giao dịch forex.

Mối quan hệ giữa MACD và EMA

Trước khi đi tìm hiểu kỹ về MACD, kienthucforex sẽ nói sơ qua về EMA. Do các chỉ báo khác thường dựa trên chu kỳ nhất định nào đó để tính toán ra công thức, nhưng với MACD, EMA là chất liệu chính để cấu tạo ra chúng.

EMA hay đường trung bình hàm mũ, sở dĩ gọi là hàm mũ là dùng để phân biệt với 1 dạng đường trung bình động khác có tên gọi là SMA tức đường trung bình động giản đơn.

Cách tính đường trung bình động khá đơn giản: là trung bình cộng của giá trong 1 chu kỳ nhất định, ví dụ SMA14 sẽ là trung bình giá của 14 phiên cộng lại rồi chia cho 14.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa SMA với EMA chính là ở chỗ EMA mượt hơn. Do dữ liệu dùng để tính toán EMA có thể xem như là triệt tiêu, hay phân rã theo dạng cấp số nhân các dữ liệu thuộc quá khứ, nên lúc này đường EMA sẽ sát với mức giá thực tại nhất.

Lưu ý: chỉ báo MACD sẽ sử dụng EMA với chu kỳ 26 làm công thức tính toán thay vì SMA.

Nhìn ảnh phía trên, rõ ràng đường SMA chạy xa đường giá hơn rất nhiều, hãy nhìn vào các điểm đã được tôi tô vàng và khoanh tròn, bạn sẽ điều đó. Nên EMA mượt hơn rất nhiều so với SMA.

Chính vì bám sát đường giá nên công thức tính của MACD mới thể hiện rõ 2 điều đó là: xu hướng và động lượng.

Cấu tạo và công thức tính MACD

So với RSI hay Stochtastic, MACD là chỉ báo có cấu tạo phức tạp nhất với 4 phần gồm:

  • Đường MACD (đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh)
  • Đường tín hiệu (signal line – đường màu cam) hay đường chậm
  • Khu vực Histogram (hình biểu đồ thanh)
  • Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu

Công thức tính như sau:

Đường MACD: EMA (chu kỳ 12) – EMA (chu kỳ 26)

Đường tín hiệu (Signal Line): EMA9 của đường MACD

MACD Histogram: đường MACD – đường tín hiệu (Signal Line)

-Đường MACD: đo khoảng cách giữa đường trung bình động ngắn hạn (12) và dài hạn (26). Để hiểu rõ hơn hãy cùng xem ví dụ bên dưới:

Ở hình ảnh trên, tôi đã bỏ đi đường tín hiệu Signal Line, chỉ giữ lại đường MACD line, đường kẻ màu hồng cho thấy khoảng cách từ đường MACD (màu xanh) so với đường Zero chính bằng hiệu của đường EMA nhanh hơn (chu kỳ 12) trừ đi EMA chậm hơn (chu kỳ 26). Như bạn thấy hiệu của 2 phần này đều bằng 15. 

Không những vậy, chúng cung cấp cho các bạn 1 tín hiệu nữa: khoảng cách giữa hai mức trung bình này cũng chính là dùng để đo lường động lượng đằng sau các chuyển động của thị trường.

Và cũng vì tính từ hiệu số, nên 1 điều lưu ý đó là đường MACD sẽ luôn luôn chạy quanh khu vực Zero, để thể hiện giá cả có thể tiến lên phần dương hoặc phần âm, phụ thuộc vào vị trí của hai đường này.

Đồng nghĩa: nếu hiệu số đường nhanh lớn hơn đường chậm, sẽ nằm trên đồi dương, ngược lại nếu đường nhanh nhỏ hơn đường chậm MACD sẽ nằm ở đồi âm hay dưới khu vực zero.

Như vậy, 2 điểm cần nhớ  MACD gồm:

  • Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ dưới lên, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá.
  • Khi đường MACD  đường Zero  và đi từ trên xuống, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá.

-Đường tín hiệu (Signal Line): được tạo ra từ chính đường MACD với chu kỳ 9 hay EMA 9. Nên đường tín hiệu mới được gọi là đường chậm, bởi nếu không có MACD Line, đồng nghĩa sẽ không có đường Signal Line!

Nên Signal Line luôn đi theo đường MACD line và giúp bạn dễ dàng phát hiện ra tín hiệu khi 2 đường này giao cắt nhau.

  • Trong 1 xu hướng tăng đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ dưới lên
  • Trong 1 xu hướng giảm, đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ trên xuống

Lưu ý: tín hiệu giao cắt này đang được tôi nói ở dạng độc lập, khi giao dịch bạn nên phối kết hợp tín hiệu cùng đường Zero và đường Histogram.

-Đường Histogram: dùng để đo khoảng cách chênh lệch giữa đường MACD nhanh với đường tín hiệu Signal Line được hiển thị bằng các trụ tiến lên trên hoặc dưới.

Dựa trên đường zero, histogram sẽ dao động quanh khu vực này. Nếu đường MACD lớn hơn đường signal line, đồng nghĩa sẽ tạo ra các đồi dương. Nếu đường MACD nhỏ hơn Signal Line sẽ tạo các đồi âm (nằm dưới đường zero).

Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng những trụ này sẽ có kích thước không đều, dài ngắn khác nhau để thể hiện thông tin liên quan tới xung lượng giá.

Nếu lực mua  tiếp tục tăng nhưng dựa trên công thức tính của histogram lại cho ra các trụ càng ngày càng ngắn lại, cho thấy lực đang yếu dần đi, dẫn tới giá có khả năng đảo chiều.

 Lưu ý: vì tạo ra đỉnh, nên rất nhiều trader chỉ áp dụng mỗi đường Histogram trong việc áp dụng các mô hình hoặc các dạng phân kỳ hội tụ để giao dịch.

Hướng dẫn cài đặt MACD trên MT4 và Tradingview

Với Tradingview, bạn chỉ cần lên trên đó rồi gõ MACD, là bắt đầu có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, trong MT4, chỉ báo mặc định lại bị thiếu mất 1 đường, nên để sửa lỗi này các bạn cần phải download 1 bản MACD khác rồi cài đặt vào trong MT4.

Xem thêm: 

MT4 là gì? Hướng dẫn sử dụng MetaTrader 4 chi tiết nhất

Các bạn có thể tải link download như bên dưới:

Download MACD đầy đủ

Hướng dẫn cách giao dịch với MACD hiệu quả nhất

Như có nói, vì cấu tạo MACD phức tạp nên hướng giao dịch với MACD sẽ được tuỳ biến phụ thuộc vào mỗi trader.

Với nhiều trader họ chỉ áp dụng tính chất phân kỳ và hội tụ, kết hợp với các chỉ báo khác để giao dịch, đây cũng có thể xem là cách phổ biến nhất.

Tuy nhiên, MACD có kha khá nhiều tinh hoa khác nhau mà bạn không nên bỏ lỡ. Ở bài viết này mình sẽ chủ yếu làm các dạng cơ bản nhất để hướng dẫn cho những bạn trader mới vào nghề biết cách giao dịch với MACD.

Trong video/bài viết nâng cao tiếp theo, kienthucforex sẽ đi hướng dẫn cụ thể cách giao dịch với từng phần tách biệt như giao dịch với các trụ của histrogram hay giao dịch theo hướng bẻ gãy lưng gấu, bẻ gãy lưng bò, các bạn nhé.

Như vậy, MACD sẽ có 2 hướng giao dịch chính gồm:

  • Sử dụng chỉ báo MACD để giao dịch theo dạng độc lập
  • Kết hợp MACD cùng các chỉ báo, các mô hình nến đảo chiều, cùng 1 số công cụ khác

Bản chất của chỉ báo được tạo ra chính là tìm kiếm xu hướng bao gồm: báo hiệu xu hướng cũ tiếp tục tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Và khi càng có nhiều chỉ báo đồng thuận đưa ra cảnh báo về 1 trong 2 xu hướng trên (thường là tình huống đảo chiều xu hướng) sẽ giảm thiểu thua lỗ tốt hơn.

Chính vì thế, việc chỉ sử dụng 1 chỉ báo duy nhất, như ở đây là MACD, mặc dù vẫn mang lại hiệu quả, nhưng rủi ro đi kèm cũng sẽ rất lớn.

Nên, chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn kết hợp nhiều chỉ báo (ít nhất là 2) hoặc ít nhất 1 chỉ báo kết hợp quan sát các mức kháng cự và hỗ trợ hay với các mô hình nến đảo chiều vào với nhau, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sử dụng (duy nhất) chỉ báo MACD giao dịch

Giao dịch khi MACD Line cắt Signal Line đường giao cắt nhau

Vì đường Signal Line được tạo ra từ chính đường MACD nên sẽ xảy ra 2 trường hợp:

-MACD line song hành cùng Signal line.

-MACD line sẽ cắt đường Signal line.

Trường hợp 2 cũng là 1 trong những phương thức đơn giản nhất khi giao dịch với MACD. Tức là:

  • Khi đường MACD giao cắt Signal line và đi từ dưới lên trên đường Zero, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá>>> BUY
  • Khi đường MACD giao cắt Signal line và đi từ trên xuống dưới đường Zero, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá>>> SELL

Nhìn vào hình ảnh trên, các bạn có thể thấy giá thực sự đảo chiều khi MACD Line cắt Signal line từ trên xuống, hoặc từ dưới lên.

Tuy nhiên, vì giao dịch forex không đơn giản như việc ăn 1 cái kẹo hoặc rõ ràng theo kiểu 1+1=2, nên nếu chỉ áp dụng theo cách này, cũng như không xác định xu hướng, mà cứ thấy 2 đường giao cắt nhau là bạn vào lệnh, rất có thể bạn sẽ thua lỗ.

Giao dịch MACD kết hợp đa khung thời gian

Đây sẽ là cách giúp giảm thiểu rủi ro so với cách thức chúng tôi vừa kể trên, bởi khi đã xác định  xu hướng rõ ràng thì việc chỉ giao dịch theo đúng dòng chảy của thị trường thậm, chí là dựa trên các đường giao cắt trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả khá cao.

Nguyên tắc chung của hình thức này không chỉ với MACD mà với toàn bộ các chỉ báo khác chính là: bạn sẽ  xác định xu hướng ở khung lớn trước đã, sau đó căn cứ vào các khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh.

Nếu chưa biết cách xác định xu hướng bạn có có thể xem lại bài viết về cách phân tích biểu đồ nến Nhật của chúng tôi để hiểu hơn:

Lưu ý: Khung phổ biến nhất trader dùng để xác định xu hướng luôn đi theo hướng từ cao xuống thấp và thường là khung D1.

Để xác định xu hướng theo hướng đơn giản nhất chính là vận dụng lý thuyết Dow, với 1 xu hướng tăng sẽ luôn tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, và đáy sau cao hơn đáy trước. Ngược lại, với 1 xu thế giảm sẽ tạo ra các đáy thấp hơn, và các đỉnh thấp hơn.

Sau khi, biết được xu hướng việc tiếp theo cần làm chính là tìm kiếm điểm vào lệnh ở các khung nhỏ hơn có thể là H4 hoặc H1, theo công thức cơ bản như sau:

  • Với D1 là xu hướng tăng, tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá giảm điều chỉnh đồng thời đường MACD cắt đường Signal Line đi từ dưới lên.
  • Với D1 là xu hướng giảm tìm điểm vào lệnh tại H1 khi giá hồi lại đồng thời đường MACD cắt đường Signal Line theo hướng từ trên xuống.

Hãy cùng xem ví dụ bên dưới để hiểu hơn:

Giả sử, bạn sau khi quan sát EU thấy xu thế cấp 1 là xu thế giảm ở khung D, bạn sẽ bắt đầu kiên nhẫn chờ giá hồi lại kết hợp cùng lúc là MACD Line cắt Signal Line tại khung H1, thì bạn có thể bắt đầu vào lệnh.

Bây giờ bạn sẽ vào khung nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh:

Ở H1, rõ ràng giá đã hồi lên đồng thời MACD line cắt Signal Line, nên bạn có thể tiến hành vào lệnh.

Giao dịch MACD với phân kỳ và hội tụ

Như vậy, trong trường hợp này, nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ báo MACD bạn có thể phối kết hợp 3 yếu tố bao gồm:

  • Xác định rõ ràng xu hướng đang là tăng hay giảm ở các khung lớn
  • Tại khung nhỏ hơn Giá bắt đầu tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ.
  • Các trụ Histogram bắt đầu dịch chuyển từ âm sang dương, hoặc ngược lại từ dương sang âm

 Có thể thấy, xu hướng của cặp tiền EURCAD đang là xu hướng tăng, tuy nhiên sau đó giá lại không thể nào tạo ra đỉnh cao hơn.

Lúc này nếu đối chiếu xuống khung nhỏ hơn như khung H4, bạn sẽ thấy rằng 1 phân kỳ đã được tạo ra.

Không kể, ngay chính tại điểm phân kỳ, trụ Histogram cũng bắt đầu từ đồi dương sang đồi âm, điều này cho thấy giá có thể sẽ giảm.

Và như bạn nhìn thấy EURCAD đã giảm khá sâu.

Thực tế, nếu chỉ sử dụng 1 chỉ báo duy nhất, bạn có thể kết hợp nhiều tín hiệu lại vẫn cho ra 1 kết quả khá tốt, quan trọng là bạn có nhìn ra các điều đó trong quá trình giao dịch hay không.

Quay trở lại ví dụ trên, ngay khi nhìn thấy phân kỳ xuất hiện ở Khung H4 có thể cho bạn tín hiệu vào lệnh được luôn. Bởi nếu bạn quan sát từ Khung D thấy rằng giá không hề tạo được đỉnh cao hơn, đồng nghĩa phe mua có vẻ như không muốn đẩy giá lên cao nữa. Nên có thể đặt lệnh Sell ngay tại đây.

Kết hợp MACD với các chỉ báo, các mô hình nến đảo chiều

Kết hợp chỉ báo MACD cùng với mô hình nến đảo chiều

Đây có lẽ là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất với MACD. Chính là kết hợp theo dạng kép, phân kỳ và hội tụ, cho thấy 1 trong 2 phe có thể không còn mặn mà muốn đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp nữa.

Đồng thời ngay tại thời điểm này xuất hiện các cây nến báo hiệu đảo chiều, chắc chắn là cơ hội tốt để vào lệnh.

Đây là ví dụ rõ nét nhất về việc áp dụng phân kỳ hoặc hội tụ để tìm điểm vào lệnh. Các bạn thấy EU đã có 1 đà tăng rất dài, liên tiếp tạo ra các đáy cao hơn và các đỉnh cao hơn.

Và nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng, sau khi phe mua cố gắng đẩy giá lên để tạo đỉnh cao hơn, nhưng lại bị phe bán áp đảo khiên cho cuộc chiến giữa 2 phe gần ngang sức nhau, nên đã hình thành 1 cây nến đảo chiều Doji.

Kết hợp với đó chính là ngay tại khung nến ngày, MACD hình thành phân kỳ, điều này cho thấy phe mua có vẻ như đã kiệt sức, không muốn đẩy giá lên cao.

Như vậy, sẽ có 3 yếu tố cho bạn thấy việc đặt 1 lệnh SELL là điều hoàn toàn khả thi:

  1. Xu hướng tăng kéo dài quá lâu
  2. 1 cây nên đảo chiều xuất hiện ngay tại đỉnh.
  3. Phân kỳ diễn ra đồng thời ngay khi nến doji hình thành.

Và nếu bạn vào lệnh SELL cùng cắt lỗ đặt trên cây doji hãy xem điều gì xảy ra:

EU đã giảm khá sâu kể từ khi xuất hiện cây nến doji như vậy nếu các bạn kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố lại với nhau, kết quả trả về không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn giúp cho bạn “ăn đậm” nếu bạn đủ sức gồng lời, như tại đây là gần 500 pip đó các bạn.

Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác như: Stochstactic, RSI…

Đây là cách kết hợp cùng lúc 2 chỉ báo động lượng lại với nhau, không những vậy trong bài viết trước đây về Stochastic chúng tôi đã từng nói rằng Stochastic dùng để so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó MACD lại được hình thành từ hai đường trung bình động để tạo ra phân kỳ và hội tụ, như vậy sẽ giúp trader xác định được đà giá vừa tìm được thời điểm giá đảo chiều có thể diễn ra.

Nhìn vào trên bạn thấy cả 2 chỉ báo đều cung cấp tín hiệu phân kỳ, nên NZDJPY cũng đã giảm mạnh sau tín hiệu kể trên.

Như vậy, FXBI đã hướng dẫn cho các bạn các cách cơ bản nhất để sử dụng MACD, về cơ bản do công thức của MACD chủ yếu được chiết ra từ đường EMA, nên sẽ có độ trễ, vì lẽ đó hãy luôn đặt cắt lỗ khi giao dịch bạn nhé. Chúc các bạn thành công!

About Fxbi@gmail.com

12 comments

  1. I went over this internet site and I think you have a lot of fantastic information, saved to bookmarks (:.

  2. Hi, Neat post. There’s an issue with your web site in internet explorer, would check this… IE nonetheless is the marketplace leader and a huge element of people will leave out your magnificent writing because of this problem.

  3. I have recently started a blog, the information you offer on this website has helped me greatly. Thanks for all of your time & work.

  4. I like this web site because so much utile material on here : D.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Đường RSI là gì? Cách sử dụng chỉ báo RSI

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác.