Home / FOREX PHỔ THÔNG / Forex CẤP TIỂU HỌC: Lớp 1 – Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự

Forex CẤP TIỂU HỌC: Lớp 1 – Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự

Ở bài trước chúng ta đã học qua phần Forex Mẫu Giáo, đấy là phần kiến thức căn bản nhưng lại cực kì cần thiết, nếu đã học và hiểu thì chúng ta cùng nhau đi đến phần tiếp theo nhe.

1.  Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Tuy nhiên, dường như mọi người lại có ý tưởng riêng của mình về việc xác định hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trước.

Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance)

Khi mà thị trường tăng trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự này tiếp tục được tạo ra.

Vẽ hỗ trợ và kháng cự

Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác

Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến

Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ 1.4700. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi

Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?

Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng

Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700

Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ

Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn

Để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác

Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.

Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy.

Những vấn đề thú vị khác về hỗ trợ và kháng cự:

  • Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ
  • Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn
  • Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự

2.  Đường xu hướng – trendline

Đường xu hướng – trendline – là một trong những thứ phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật và được sử dụng rất thường xuyên

Nếu được vẽ đúng, nó sẽ trở nên chính xác như các phương pháp khác. Tuy nhiên, nhiều người giao dịch thường không vẽ đúng nên hiệu quả chưa cao

Ở dạng phổ biến nhất, một đường xu hướng tăng (uptrend line) là một đường thẳng vẽ dọc theo đáy của một vùng hỗ trợ dễ nhận diện. Trong xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc theo các đỉnh dễ nhận diện

Vẽ đường xu hướng như thế nào?

Để vẽ đường xu hướng đúng, điều bạn cần là tìm 2 đỉnh chính hoặc đáy chính và nối chúng lại với nhau mà thôi.

Hãy nhìn ví dụ bên dưới

Một số dạng xu hướng

Có 3 dạng xu hướng:

  1. Xu hướng tăng ( tạo đáy cao hơn)
  2. Xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn)
  3. Xu hướng đi ngang (nằm trong 1 khoảng)

Một số điều quan trọng cần nhớ về đường xu hướng

  • Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ 1 đường xu hướng đúng nhưng nó cần đến 3 ĐIỂM để   xác nhận 1 đường xu hướng
  • Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao
  • Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không phá vỡ
  • Một  điều quan trọng là KHÔNG  BAO GIỜ  cố  gắng vẽ đường xu hướng cho  “vừa vặn”   với thị trường. Đơn giản là nếu đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó đã bị sai, đừng cố gắng điều chỉnh cho nó vừa.

3. Kênh giá – Channel

Nếu chúng ta đào sâu hơn về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ tạo ra được kênh. Kênh giá này giúp xác định điểm mua và bán. Cả đỉnh và đáy của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng

Để tạo một kênh tăng, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và và di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.

Để tạo một kênh giảm, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thằng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất

Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng, có thể dùng như tín hiệu bán

Các dạng kênh

Có 3 dạng kênh:

  1. Kênh tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới)
  2. Kênh giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)
  3. Kênh ngang (một khoảng – ranging)

Những điều cần nhớ về kênh giá

  • Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng cần phải song song với nhau
  • Vùng đáy của kênh giá là vùng xem xét mua còn vùng đỉnh của kênh giá là vùng xem xét bán
  • Giống như vẽ đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép giá vào trong kênh mà bạn muốn.

4.  Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Có 2 dạng : Giao dịch khi giá bật lại; giao dịch khi giá phá vỡ

Giao dịch khi giá bật lại – Bounce

Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nhiều người giao dịch đã sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Như vậy sẽ có rủi ro

Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu

Giao dịch phá vỡ – Break

Mọi người luôn nghĩ rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi nhưng sự thật là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “dội lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự. Có 2 cách để giao dịch là : cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)

Cách hung hăng – Aggressive Way

Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh

Cách dè dặt – Convervative Way

Tưởng tượng 1 trường hợp sau: bạn quyết định mua EURUSD với hi vọng nó sẽ tăng điểm sau khi chạm vào vùng hỗ trợ. Ngay sau đó, vùng hỗ trợ này bị phá vỡ và bạn đang rơi vào tình trạng thua lỗ. Bạn sẽ: (1) Chấp nhận thất bại và quyết định thanh lý lệnh ; hoặc (2) giữ lệnh và hi vọng giá sẽ tăng trở lại?

Nếu bạn chọn giải pháp (2) thì bạn sẽ dễ dàng hiểu phương pháp giao dịch này. Hãy nhớ rằng khi bạn chốt lệnh tức là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Bạn đóng lệnh mua EURUSD tại hoặc gần vùng hòa vốn tức là bạn sẽ đặt lệnh bán EURUSD với một khối lượng lệnh tương tự. Bây giờ, nếu đã đủ lệnh bán và thanh lý lỗ xảy ra ở vùng phá vỡ hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó đã bị phá vỡ

Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh  khi giá bật trở ra

Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi. Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng mà thôi

5.  Tổng kết : Hỗ trợ và Kháng cự

Khi thị trường đi lên và điều chỉnh xuống trở lại thì điểm cao nhất nó đạt được trước khi điều chỉnh gọi là KHÁNG CỰ – resistance

Nếu thị trường tiếp tục đi lên trở lại thì điểm thấp nhất nó tạo ra trước khi đi lên chính là HỖ TRỢ – support

Cần nhớ rằng hỗ trợ, kháng cự không phải là một đường thẳng hay một con số mà là 1 vùng. Điều này sẽ giúp bạn lọc đi các tín hiệu bị sai, bị nhiễu

Một cách giúp xác định hỗ trợ và kháng cự là dùng biểu đồ đường (line chart) để xác định.

Cần nhớ thêm là nếu giá phá kháng cự thì kháng cự này có thể thành hỗ trợ, ngược lại, nếu giá phá hỗ trợ thì hỗ trợ có thể thành kháng cự

Đường xu hướng

Về cơ bản, đường xu hướng tăng là đường thẳng nối liền các đáy dễ nhận diện với nhau. Đường xu hướng giảm là đường nối các đỉnh dễ nhận diện với nhau

Có 3 loại xu hướng

  1. Tăng (giá tạo các đáy cao hơn)
  2. Giảm (giá tạo các đỉnh thấp hơn)
  3. Đi ngang (đi trong khoảng nào đó)

Kênh giá

Để tạo kênh giá tăng, vẽ 1 đường thẳng song song với đường xu hướng tăng rồi di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất

Để tạo kênh giá giảm, vẽ 1 đường thẳng song song với đường xu hướng giảm rồi di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất

Có 3 loại kênh giá:

  1. Kênh giá tăng ( giá tạo các đáy cao mới và đỉnh cao mới)
  2. Kênh giá giảm (giá tạo các đáy thấp mới và đỉnh thấp mới)
  3. Kênh ngang (giá đi trong 1 vùng nhất định)

Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự có thể chia làm 2 phương pháp: (1) Giao dịch khi giá bật lại; và (2) giao dịch khi giá phá vỡ.

Khi giao dịch giá bật lại thì chúng ta cần tìm những điểm giúp xác nhận rằng giá sẽ bật lại từ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Thay vì đặt ngay lệnh mua hoặc bán tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, hãy đợi giá bật lại rồi vào lệnh, như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá phá vỡ hỗ trợ hoặc kháng cự mà không bật.

Để giao dịch khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ, kháng cự thì có 2 cách giao dịch là cách hung hăng (aggressive ) và cách dè dặt (conservative). Ở cách hung hăng, bạn đơn giản chỉ đặt mua hoặc bán khi giá vượt qua vùng hỗ trợ kháng cự. Ở cách dè dặt, bạn sẽ đợt giá “hồi lại” sau khi phá vỡ hỗ trợ kháng cự để vào lệnh.

**Kết thúc khóa Lớp 1 trong chuỗi Bộ Phổ Thông Forex, đọc và trau dồi thật kĩ và cùng lên lớp 2 nhé.

Nguồn: FX-B&I

***Bộ Phổ Thông Forex có 12 phần nên anh em cứ từ từ suy ngẫm nhé, nhớ ủng hộ bài viết nữa! Cảm ơn anh em***

About Fxbi@gmail.com

192 comments

  1. zestril 2.5 mg tablets: lisinopril generic – cost of lisinopril in canada

  2. ivermectin syrup: stromectol for sale – stromectol buy uk

  3. bei lovoo nach namen suchen lovoo vip apk 2018 download http://lovooeinloggen.com/

  4. lisinopril 20 mg tablet: buy lisinopril – lisinopril without an rx

  5. hoe gebruik je sildenafil – viagra pil kopen wanneer wordt sildenafil goedkoper

  6. shtg51 pmqmntk http://iveramectin.com reputable indian online pharmacy

  7. buy cialis drug: buy cialis insurance buy cialis doctor
    buy cialis cheaper online

  8. granny dating site free
    free dating sites in las vegas http://freedatingfreetst.com/

  9. adult nursing dating
    best place for young adult dating advice http://freeadultdatingusus.com/

  10. buy cialis in miami: generic cialis 20 mg tadalafil generic cialis daily pricing
    order original cialis online

  11. viagra super active – comprar viagra en espaГ±a sin receta precio de viagra en cipro 25mg price

  12. hhuigr gsp74l http://iveramectin.com horse ivermectin for humans

  13. bactrim cost in india – bactrim medicine online bactrim generic brand

  14. generic viagra available buy viagra professional – generic viagra available

  15. buy cialis toronto – cialis 20mg for sale cialis without prescriptions canada

  16. cialis india generic – profescial.com secure medical online pharmacy

  17. buy cheap cialis uk – buy cialis online overnight cialis for daily use

  18. Ikclu09 nouo53 http://withoutbro.com viagra without prescription

  19. canadian pharmacy: canadian mail order pharmacy – reputable online pharmacy uk

  20. cialis tablet price in india – cialis super active plus 20mg cialis prescription usa

  21. buy cialis tadalafil0 with pay pal cialis 20mg for sale buy cialis 36 hour

  22. buy cialis toronto buy cialis cheap canada how to buy cialis online uk

  23. duloxetine buy – duloxetine 30 mg buy online buy duloxetine online

  24. buy cialis philippines how to get ciails without a doctor buy cialis canadian

  25. cialis 20mg for sale find cheap cialis online much does cialis cost without insurance

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Forex CẤP TIỂU HỌC: Lớp 2 – Mô Hình Nến Nhật

1.  Biểu đồ nến Nhật là gì? Giao dịch với biểu đồ ...