Home / ĐẠO TRADING / Đạo trading – Phần 7: Học hỏi và rèn luyện! (tt)

Đạo trading – Phần 7: Học hỏi và rèn luyện! (tt)

Anh em xem phần trước tại đây.
—–

2. Trong khi kiến thức cơ bản trong nghề trading không nhiều thì quá trình RÈN LUYỆN thực sự là một thách thức. Rèn luyện ở đây có thể hiểu là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi liên tục. Thông thường, khi bắt đầu tiếp xúc một vấn đề, hầu hết chúng ta có cái nhìn phiến diện, một phía, một chiều nên có thể phạm sai lầm hoặc chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Khi sự việc tương tự tái diễn, chúng ta bắt đầu nhìn rõ hơn và giải quyết tốt hơn, dần dần sẽ đi vào cốt lõi và giải quyết gốc rễ vấn đề. Do đó, dù được chỉ bày hay không thì mỗi người sẽ dần dần nhận ra sai lầm và điều chỉnh nhận thức và hành vi theo cách của riêng mình, có thể nhanh hay chậm.

Một khó khăn lớn nhất trong quá trình rèn luyện là bạn thường xuyên phải làm việc đơn độc, đối diện với thị trường và chính bản thân mình (ở đây chỉ đề cập đến trader nhỏ lẻ, làm việc độc lập). Một ý chí mạnh mẽ có thể giúp bạn vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, nhưng quan trọng hơn là nếu bạn chú trọng vào công việc chứ không mong ngóng kiếm tiền thì bạn sẽ thấy ra cái hay của thị trường, thấy ra ý nghĩa trong quá trình hoàn thiện bản thân và con đường đi sẽ bình yên hơn rất nhiều.

Người ta cho rằng chúng ta thường phải trải qua 5 năm để chứng tỏ khả năng tồn tại trong nghề này và để thành thạo một công việc nào đó, người ta cũng ước tính cần bỏ ra khoảng 10.000 giờ luyện tập (nguyên tắc 10.000 giờ- Malcolm Gladwell). Điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm việc 10 giờ mỗi ngày và liên tục 5 năm cho một công việc duy nhất là quan sát ghi nhận biến đổi giá trong thị trường và điều chỉnh hành động cho phù hợp. Thử thách này cũng không phải là khó khăn nếu so sánh với việc hoàn tất một chương trình 5 năm đại học nhưng chướng ngại lớn nhất ở đây là bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và có được sự ủng hộ của người thân trong giai đoạn theo đuổi nghề này. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng bạn đang trong quá trình học nghề và chỉ được giao dịch với số vốn nhỏ để học phí của bạn là tiết kiệm nhất.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

4.


Thực ra là có những trader thành công chỉ sau một thời gian ngắn nhưng bạn không nên tự nhận mình là một trong số đó. Như chúng ta đã biết, điều kiện để thành công trong nghề trading chủ yếu là dựa vào khả năng quan sát cảm nhận thị trường và phụ thuộc mức độ tỉnh táo trước mọi thúc giục tham lam, giận dữ nên không có thời hạn nhất định để thành công cho mỗi người. Nếu một người trước nay thường sống trong ảo tưởng, thiếu tỉnh thức, thích tranh luận hơn thua, tích lũy kiến thức, thành kiến cố chấp,.. thì con đường anh ta đi cần phải mất nhiều thời gian hơn.

Về mặt kỹ thuật, chúng ta cần kiên trì rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thị trường thông qua chú ý quan sát ghi nhận tỉ mỉ bằng các công cụ phù hợp. Đây là quá trình thử sai liên tục, từ chỗ là nạn nhân của cạm bẫy thị trường rồi phát hiện sớm để tránh xa chúng và tiếp đến là khai thác chúng. Chúng ta không nên lạm dụng nhiều công cụ hỗ trợ khi quan sát nhận định thị trường bởi vì chúng có thể che mờ diễn biến thực và làm cho phân vân, căng thẳng khi các chỉ báo xung đột nhau. Hãy quan sát giá cả biến động thật đơn giản và trực tiếp. Tôi thích câu nói của Timothy Morge, “Đôi mắt tôi là công cụ tốt nhất”.

Rèn luyện trong nghề trading bao gồm cả đức tính kỷ luật và kiên nhẫn. Đây là những phẩm chất quyết định trong nghề nghiệp, có gốc rễ phức tạp và là những nguyên nhân gây ra hầu hết sai lầm dẫn đến thua lỗ thất bại.

Al Brooks có đề cập đến vấn đề kỷ luật trong trading khá thú vị. Theo ông, kỷ luật đơn giản là làm những điều đúng mà bạn không muốn làm. Tất cả chúng ta đều tò mò về mặt trí tuệ và khuynh hướng tự nhiên là thử các điều mới mẻ hoặc khác nhau. Ngoài ra, phải duy trì tính kỷ luật chặt chẽ dựa trên các qui tắc có tính linh hoạt thực sự là khó khăn. Al Brooks cũng so sánh nghề trading với công việc của lính cứu hỏa: bạn phải tập luyện, luôn chờ đợi sẵn sàng và hành động thật nhanh gọn, chính xác khi có hỏa hoạn xảy ra.

Tính kiên nhẫn thì cần thiết trong mọi mặt của nghề trading như kiên nhẫn học hỏi, kiên nhẫn giao dịch khối lượng nhỏ đến khi thắng ổn định, kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội tốt nhất, kiên nhẫn trước những thua lỗ, kiên nhẫn trước những lời lẽ quá khích…

Tuy nhiên, bằng trải nghiệm thực tế bạn sẽ thấy rằng kiên nhẫn và kỷ luật là những vấn đề được nói đến rất nhiều nhưng lại rất khó thực hiện. kiểu như “nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Bởi vì những vấn đề này có gốc rễ sâu thẳm trong tâm thức con người nên giải quyết bằng những biện pháp đối trị bề mặt sẽ ít có hiệu quả. (Tôi sẽ trình bày tiếp ở phần sau.)

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

6.


3. Để có một cái nhìn tổng hợp về quá trình học hỏi và rèn luyện trong nghề trading, tôi xin giới thiệu bài viết tư vấn của Ziad Masri (sáng lập OpenTrader) để chúng ta tham khảo: “Trading luôn bao hàm sự mơ hồ cùng với lẫn lộn. Nó dường như đồng hành với sự không thoải mái. Nó dường như không có một câu trả lời chính xác về khi nào giao dịch hoặc không, hoặc một giao dịch có xác suất cao thực sự là gì, và phải chấp nhận như vậy. Nó dường như là các ngoại lệ của các qui tắc. Nó như là nghịch lý. Nó như là sự không chắc chắn. Thế nhưng người ta muốn làm cho nó đơn giản. Họ muốn giảm nó xuống chỉ còn vài đòn thế (setup) để tiện cho việc giao dịch có kỷ luật. Thị trường không đơn giản như vậy. Nó bao gồm sự không chắc chắn, sự mơ hồ và phức tạp. Các đòn thế đơn giản sẽ không bao giờ thể hiện hết được và chúng không bao giờ cho bạn một lợi thế lâu dài thực sự.

Như vậy, giải pháp là gì? Phải chăng vấn đề ở chính bản thân các đòn thế? Không, nó nằm ở chỗ là chúng được sử dụng như thế nào. Điều then chốt là mọi trader cần học cách đọc thị trường.

Điều này có nghĩa là các qui tắc đơn giản sẽ không làm được, mà phải có sự tổng hợp các yếu tố khác nhau (cho dù chúng là mẫu hình, mẫu nến, các chỉ báo hay cái gì đi nữa) và phải có được sự cảm nhận cái đang là (real-time). Nó gần như là bức tranh sống động. Một khi bạn có thể đọc thị trường thì bạn có thể chọn cách khai thác các đòn thế “đơn giản” để vào lệnh và thoát lệnh. Công việc thực sự của bạn là phiên dịch thị trường để thấy khi nào bạn nên sử dụng đòn thế nào. Bắt gặp nến đuôi dài gần mức cản dưới sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu bạn không nhận diện bức tranh rộng hơn và cảm nhận loại chiến thuật nào bạn sẽ sử dụng, lợi thế gì cho các kịch bản khác nhau.

Hiện giờ, tôi biết bạn và hầu hết những người khác không chú trọng vào vấn đề trên mà dồn sự tập trung vào các đòn thế. Bạn không đọc thị trường theo từng phút, từng giờ, rồi hình dung ra sự khác nhau nếu làm điều này, điều nọ. Bạn không có thái độ thích ứng, linh động, suy nghĩ về các tình huống giao dịch từ mọi quan sát của mình khi bắt đầu ngày mới. Bạn thường chỉ chờ đợi đòn thế đơn giản nào đó xuất hiện rồi chộp lấy nó.

Chắc chắn là bạn sẽ thấy dễ dàng hơn về cảm xúc khi chờ đợi các đòn thế rõ ràng và giao dịch theo cách đơn giản này. Nhưng ai dám nói là “sự dễ dàng” sẽ giúp bạn kiếm tiền. Tôi đã học nhiều thứ, nhưng kiếm được tiền của thị trường quả là điều khó khăn. Nó khó vì có sự mơ hồ bao quanh việc đọc thị trường của bạn. Nó khó vì sự không chắc chắn. Nó khó vì phải giải quyết các tín hiệu cạnh tranh nhau và đôi khi xung đột nhau. Và đây là mối quan tâm chính: bạn phải ngừng đòi hỏi những thứ thật rõ ràng. Và dĩ nhiên khó mà giữ kỷ luật khi xung quanh có quá nhiều sự không chắc chắn. Nhưng thay vì cố gắng lẩn tránh sự không chắc chắn thông qua việc tìm kiếm các đòn thế đơn giản hoặc một phương pháp không rắc rối nào đó, bạn hãy luyện tâm trí để có thể giải quyết sự không chắc chắn đó.

Về cách học hỏi để thực hiện điều này, quan trọng nhất là bạn phải thường xuyên đặt tâm trí vào thị trường, cố gắng hình dung sự việc và học từ kinh nghiệm. Đối với tôi, điều tôi làm mỗi ngày và mọi ngày là ghi chép nhật ký tất cả các động thái (action) của thị trường, suy nghĩ của tôi về ý nghĩa các động thái đó, cách thức nên giao dịch, điều gì sẽ cho kết quả và điều gì không. Tôi không ghi nhật ký mô tả các giao dịch đã thực hiện hay cảm xúc như thế nào trong ngày. Điều quan tâm nhất chỉ là động thái của thị trường và tất cả cảm nhận và lý giải của tôi. Ngày qua ngày, tuần qua tuần, rồi các sai lầm: vào lệnh sai, dấu hiệu không rõ, không biết giao dịch kiểu gì, không biết quan điểm của mình có ý nghĩa không…, và tôi tiếp tục ghi chép học hỏi. Rồi tôi xem lại đồ thị, kết hợp đồ thị intraday và ghi nhận lại những hành vi nhất định. Qua thời gian, công việc này cho tôi “cảm giác” về thị trường, sự hiểu biết đích xác về các dạng giao dịch và các dấu hiệu tinh tế hé lộ trong mỗi bức tranh thị trường.

Về phần các đòn thế, tôi không sử dụng bất kỳ dạng được định nghĩa trước nào. Tôi chỉ hình thành ý định giao dịch và cố gắng vào lệnh tại các vị trí giao dịch tốt. Ngay cả điều này, nghệ thuật vào ra lệnh cũng rất là phức tạp và không dễ làm. Tôi bắt đầu nhận ra rằng trong một số tình huống thì tốt nhất là nên đợi cú hồi lại (pullback), trong khi một số khác thì tốt nhất vào thị trường ngay nếu không sẽ lỡ nhịp, hoặc khi khác thì phải mua thấp bán cao (…)

Ngay bây giờ, sự học hỏi của bạn đang bị trì trệ bởi vì bạn không thực sự nghiên cứu thị trường. Thời gian của bạn đang bị bị lãng phí ở tình trạng chờ đợi, mà không trong tiến trình quan sát và hấp thụ. Hơn nữa, do sợ hãi thua lỗ, bạn không muốn trải nghiệm tiếp. Điều này có nghĩa là bạn không muốn bị mắc lỗi và thua lỗ nhiều lần trong khi đây chính là điều kiện cần thiết giúp cho việc học hỏi được nhanh chóng.

Do đó, để kết luận, lời khuyên của tôi là bạn nên ngừng giao dịch và thay đổi tư duy càng sớm càng tốt. Hãy nhận thức rằng điều bạn cần làm để thành công không phải là trên con đường không hiệu quả mà bạn đang đi. Bạn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ trừ khi bạn có sự thay đổi phương pháp học hỏi và có hướng tập trung đúng đắn. Và nếu bạn nghĩ chặng đường này quá khó khăn thì có nghĩa là đến giờ bạn vẫn chưa thấy gì. Hãy sẵn sàng đối diện với sự mơ hồ và không chắc chắn mà bạn chưa từng thấy trước đây, nó không đáng sợ! Nó rất lý thú vì nó là trọng tâm của nghề giao dịch và đó là lý do tại sao giao dịch được gọi là một nghệ thuật. Nếu không, trading vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời, có vẻ như rất gần nhưng lại rất xa.

Bạn cần phải điều chỉnh mình theo lối tư duy mới và bắt đầu lại từ giao dịch giả định (demo). Chấp nhận thua lỗ. Gặp sai lầm. Không manh mối. Đừng e ngại về nó. Rồi sẽ ổn thôi, bạn sẽ tiến triển.”

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

2.


4. THÀNH THẠO. Trước hết, chúng ta nên phân biệt có sự khác nhau giữa thói quen và thành thạo, mặc dù thoạt nhìn chúng có vẻ khá giống nhau. Khi thiếu tỉnh thức, chúng ta thường suy nghĩ rập khuôn, hành động máy móc và lâu ngày hình thành thói quen. Trong khi đó, thành thạo đòi hỏi sự chú tâm, trọn vẹn với suy nghĩ hành động đang diễn ra.

Trong trading, khi bạn đọc được ngôn ngữ thị trường một cách trôi chảy và luôn có sự chú ý để hiểu nó thì đó là sự thành thạo. Khi theo dõi biến động giá cả, tâm bạn không bị kẹt vào đâu cả, không chấp vào các công cụ, mẫu hình, mẫu nến mặc dù bạn không bỏ sót bất kỳ cử động của chúng. Thế thì, trong hành động, bạn sẽ đạt được sự linh hoạt cùng nhịp với thị trường, từ cách đi tiền (khi nhiều khi ít) cho đến cách vào lệnh hay thoát lệnh.

Mức độ thành thạo trong nghề trading được DbPhoenix mô tả như sau:

“Ở mức độ này, trader đạt đến trạng thái giao dịch gần như là thiền (Zen). Anh ta dành riêng thời gian để lập kế hoạch, phân tích, nghiên cứu. Khi một ngày giao dịch bắt đầu, anh ta đã sẵn sàng, điềm tĩnh, thư giãn và tập trung.

Giao dịch trở nên không cần gắng sức. Anh ta hoàn toàn quen thuộc với kế hoạch của mình. Anh ta biết chính xác điều sẽ làm trong mỗi tình huống cụ thể, ngay cả thoát lệnh ngay lập tức khi diễn biến thị trường không như mong đợi. Anh ta hiểu rằng thua lỗ chắc chắn là phải có trong quá trình giao dịch. Không ai có thể làm tổn thương anh ta bởi anh ta có các qui tắc và kỷ luật đúng đắn để bảo vệ mình.

Anh ta nhạy cảm và hòa nhịp với sự thăng giáng của thị trường và phản ứng tự nhiên theo nó … luôn sẵn sàng ứng phó. Anh ta không cần phải biết thị trường sẽ làm gì tiếp theo bởi vì anh ta biết cách xử lý với bất kỳ tình huống nào mà thị trường đưa ra và tự tin về khả năng phản ứng đúng đắn của mình.

Anh ta hiểu và rèn luyện khả năng bất động nhưng tích cực, biết chính xác điều mình muốn, điều mình đang tìm kiếm và chờ đợi một cơ hội đúng nghĩa một cách thật kiên nhẫn. Một khi cơ hội đó xuất hiện, anh ta hành động quyết đoán, không do dự và lại tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cơ hội tiếp theo.

Anh ta không tự thuyết phục bản thân là mình đúng. Anh ta quan sát biến động của giá và rút ra kết luận của mình. Khi hành vi thị trường thay đổi, anh ta cũng thay đổi chiến thuật của mình. Anh ta chấp nhận biến động giá là sự thật cuối cùng. Anh ta không cố tỏ ra thông minh hay giỏi hơn thị trường. 

Theo một nghĩa nào đó, anh ta ở bên ngoài chính mình, hành động như là huấn luyện viên của mình, tự hỏi các câu hỏi và tự giải thích mà không cố hợp lý hóa các điều chưa đến hoặc điều đang làm, luôn nhắc nhở bản thân về cái này cái nọ, giữ cho tập trung, có trọng tâm, tránh xao nhãng. Anh ta không phấn khích về các giao dịch thắng cũng không buồn chán về các giao dịch thua. Anh ta chấp nhận giá di chuyển theo kiểu của nó và thị trường là như vậy. Kết quả giao dịch không có liên quan gì đến giá trị của bản thân.

Chính trong giai đoạn này (mastery), trực giác bắt đầu tự biểu hiện ra. Có thể nó không xảy ra thường xuyên nhưng anh ta bước đầu đã “nếm” được nó và xây dựng lòng tin vào đó.

Và đến cuối ngày, anh ta xem xét lại công việc, thực hiện vài điều chỉnh cần thiết (nếu có) rồi bắt đầu chuẩn bị cho ngày tiếp theo, hài lòng với bản thân vì đã giao dịch tốt.”

Qua phần này, chắc bạn đã hiểu rằng sự thành thạo mà tôi muốn nói ở đây là kết quả của quá trình “thực chiến” trước sự bủa vây của sự dính mắc, cố chấp, si mê, cẩu thả có sẵn trong bản tánh con người…Chính vì vậy, chúng ta không được hấp tấp mà cần phải sử dụng thông minh nguồn vốn ít ỏi của mình để kéo dài thời gian và có đủ cơ hội luyện tập đến khi thành thạo. Tôi thấy lời khuyên sau đây rất chính xác cho đa số chúng ta:

“Nếu có lợi nhuận THẤP, nhưng được SỐNG THỌ là một điều đáng quí. Sống càng thọ thì lợi nhuận càng nhiều. Đó là cái chìa khóa của trading đó. Đừng ham ăn nhiều và ăn nhanh. Ăn nhiều = risk nhiều. Risk nhiều = dễ chết. Tại sao? Tại vì tất cả chúng ta chỉ có bao nhiêu tiền ấy thôi. Hết rồi là phải rời bỏ cuộc chơi. Nếu trở lại thì phải bỏ rất nhiều thời gian để lấy lại những gì mình đã mất.” – VietCurrency

Cuối cùng thì trading mang tính nghệ thuật (tức mang tính con người) nên không thể tự động hóa hoàn toàn được; bởi nếu thế thì trading đã chết và không còn sự học hỏi nữa. Thói quen luôn mang tính máy móc nhưng sự thành thạo sẽ giúp chúng ta thành công trong lãnh vực nghệ thuật.

Qua phần trình bày ở trên, tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu nghề trading một cách bao quát, từ nguyên lý, kỹ thuật cho đến phương pháp học hỏi, rèn luyện. Tuy nhiên, khi giao dịch thực tế, chúng ta sẽ nhận ra các cảm xúc lo lắng, sợ hãi, tham lam… luôn luôn xuất hiện thúc giục và khống chế, khiến chúng ta hành động một cách phi lý mà không sao hiểu nổi. Đây chính là những vấn đề mang tính quyết định thuộc về tâm thức con người, quan trọng hơn các kiến thức về thị trường rất nhiều, sẽ được trình bày ở phần tiếp theo (hiểu mình). Chúng ta cần phải quay vào bên trong, nhìn vào tâm thức mình, hóa giải chúng mới có cơ hội chinh phục cái nghề hung hãn này.

—Còn tiếp—

Nguồn: Đạo trading

***Sách Đạo trading có 17 phần nên anh em cứ từ từ suy ngẫm nhé, nhớ ủng hộ bài viết nữa! Cảm ơn anh em***

About Fxbi@gmail.com

228 comments

  1. order canadian bactrim – medicine bactrim bactrim tablet 400mg

  2. generic cialis 20 mg tadalafil: buy cialis in miami cost of tadalafil without insurance

  3. find cheap cialis online: cialis for daily use buy cialis toronto

  4. tadalafil tablets 10 mg online – cialis professional online canada generic cialis uk online pharmacy

  5. buy viagra online without a prescription viagra canada – cost of viagra

  6. generic viagra 100mg generic viagra available – buy viagra generic

  7. Ykehhyz http://prescriptionhim.com viagra without a doctor prescription

  8. Oklhlxc qtohzn http://doctorxep.com online pharmacy viagra

  9. austria pharmacy online: us online pharmacy – canadian online pharmacy reviews

  10. tadalafil cheap uk – cialis super active vs yasmine order cialis from canada

  11. cialis without prescriptions canada – buy cheap cialis uk buy cheap cialis uk

  12. buy cialis 36 hour online: buy cialis 36 hour online cost of tadalafil without insurance

  13. cost of duloxetine 30 mg – how much is duloxetine canadian pharmacy duloxetine

  14. cialis in europe: buy cialis toronto buy cialis united kingdom

  15. If you are going for best contents like myself,
    only pay a visit this web page every day for the reason that it provides feature contents, thanks http://ciaalis2u.com/

  16. synthroid 37 5 mcg – levothyroxine 137 mcg cost synthroid 88 price

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Đạo trading – Phần 14: Hóa Giải

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu tâm ở mức độ ...