Home / ĐẠO TRADING / Đạo trading – Phần 16: Các Vấn Đề Nan Giải Về Tâm Lý Trong Trading ( P2)

Đạo trading – Phần 16: Các Vấn Đề Nan Giải Về Tâm Lý Trong Trading ( P2)

Chúng ta cùng tìm hiểu và bàn tiếp về những vấn đề còn lại chúng ta gặp phải trong sự nghiệp Trading của mình.

SI MÊ

Người ta thường nhấn mạnh vào tham lam, sợ hãi là chướng ngại lớn nhất trong trading mà ít chú ý để thấy rằng chính trạng thái tâm si mê là mảnh đất màu mỡ cho tham sân phát triển là mối nguy hại nhất. Trạng thái tâm này rất khó hóa giải. Nó chi phối hầu hết suy nghĩ hoạt động của chúng ta trong cuộc sống nói chung và trong nghề trading nói riêng. Quan sát thị trường thì chúng ta có thể ước tính khoảng 80% thời gian thị trường không có sóng, nên khi đối diện thị trường trong tình trạng này, tâm chúng ta dễ dàng bị khởi lên các ý nghĩ lan man, tìm kiếm, nắm bắt, dẫn đến giao dịch bừa bãi hoặc quá độ (overtrade) và thua lỗ. Si mê được biểu hiện qua nhiều trạng thái tâm gồm có phóng dật (nghĩ ngợi lung tung, lao chao bấn loạn), nghi (phân vân, lưỡng lự, hốt hoảng, bứt rứt, muốn nắm bắt cái gì cũng không rõ, không xong), hôn trầm thụy miên (lười chán, ngái ngủ, thụ động), vô tàm (không biết việc đó là tội lỗi, đáng hổ thẹn), vô quý (không biết hậu quả việc làm, liều mạng).

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Thiền sư Nyanaponika giảng giải về nhóm chướng ngại quấy nhiễu tâm chúng ta mà rất khó diệt trừ là các suy nghĩ lan man và mơ tưởng:

“Chúng có thể bao gồm nhiều loại ký ức và hình ảnh của quá khứ, gần hay xa, cả những thứ nổi lên từ lớp sâu trong tiềm thức; các suy nghĩ về tương lai – dự tính, vạch kế hoạch, tưởng tượng, lo sợ, hy vọng; và cả những tác động giác quan có thể xảy ra trong thời gian hành thiền thường kéo theo cả một chuỗi dài suy nghĩ. Mỗi khi định tâm và chánh niệm bị suy thoái, các suy nghĩ lan man hoặc mơ tưởng sẽ xuất hiện và lấp đầy khoảng trống. Mặc dù tự thân chúng có vẻ như vô nghĩa, song do xuất hiện thường xuyên nên chúng trở thành một chướng ngại lớn, không những chỉ đối với các thiền sinh mới, mà còn đối với tất cả mọi thiền sinh mỗi khi tâm họ xáo động và bất an. Nhưng khi những kẻ xâm chiếm này bị khống chế, thì thiền sinh có thể hành thiền liên tục trong cả thời gian dài. Là một loại phiền não trói

buộc, suy nghĩ lan man chỉ bị loại bỏ hoàn toàn khi đạt đến đạo quả Alahán, chánh niệm hoàn hảo của vị thánh Alahán luôn luôn canh giữ liên tục không ngừng nghỉ ở cửa ngõ của tâm.”

CHÚ Ý TỔNG THỂ

(J. Krishnamurti) – “Bạn nhìn một cái cây như thế nào? Bạn có thấy tổng thể cái câykhông? Nếu bạn không thấy nó như một tổng thể, bạn chẳng nhìn cái cây gì cả. Bạn có lẽ đi qua nó và nói rằng, “Có một cái cây, nó đẹp làm sao đâu!” hay nói rằng, “Đó là một cây xoài,” hay “Tôi không biết những cây kia tên gì; chúng có lẽ là những cây me.” Nhưng khi bạn đứng lại và quan sát – tôi đang nói sự thật, thực tế – bạn không bao giờ quan sát tổng thể cái cây; và nếu bạn không thấy tổng thể cái cây, bạn không thấy cái cây. Cùng một cách như thế là nhận biết. Nếu bạn không thấy những vận hành của cái trí của bạn một cách trọn vẹn, một cách tổng thể theo ý nghĩa đó – như bạn thấy một cái cây – bạn không nhận biết. Cái cây được cấu thành bởi những cái rễ, thân cây, những cái nhánh, những nhánh to và những nhánh nhỏ và cái nhánh rất mảnh khảnh đang nhú lên ở đó; và chiếc lá khô, chiếc lá đang rơi, cái quả, bông hoa – tất cả những thứ đó bạn thấy như một tổng thể khi bạn nhìn cái cây. Cùng một cách như thế, trong thấy những vận hành của cái trí của bạn đó, trong nhận biết đó, có ý thức của bạn về chỉ trích, ưng thuận, phủ nhận, đấu tranh, dửng dưng, tuyệt vọng, thất vọng; nhận biết bao gồm tất cả những trạng thái tâm lý đó, không phải chỉ một trạng thái. Vậy là, liệu bạn có nhận biết, ý thức cái trí của bạn theo cái ý nghĩa rất đơn giản đó, giống như thấy tổng thể một bức tranh – không phải là một góc của bức tranh và hỏi rằng, “Ai đã vẽ bức tranh đó?”

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

CÔ ĐƠN

(J. Krishnamurti) – “Chúng ta hiểu trạng thái cô đơn là gì?Nó làmột cảm thức về sựtrống rỗng, không có gì cả, một trạng thái cực kì hoang mang mờ mịt, không bến không bờ. Nó không phải là nỗi tuyệt vọng hay thất vọng, nhưng là một cảm thức về hư vô, một cảm thức về sự trống không và một cảm thức về sự ẩn ức bất toại. Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều đã từng cảm thấy trạng thái đó, những người hạnh phúc lẫn những người bất hạnh, những người thật năng nổ hoạt động lẫn những người mê say kiến thức. Tất cả họ đều biết trạng thái này. Nó là sự cảm nhận nỗi đau bất tận, thực sự, một nỗi đau không thể che giấu, mặc dù chúng ta cứ cố che giấu. Chúng ta hãy tiếp cận lại vấn đề này để thấy cái gì thực sự xảy ra, để thấy bạn làm gì khi bạn cảm thấy cô đơn.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Bạn cố gắng đào thoát khỏi tình cảnh cô đơn của bạn, bạn cố gắng đọc tiếp một quyển sách, bạn theo một lãnh tụ nào đó, hay bạn đi xem chiếu bóng, bạn trở nên hết sức năng nổ về mặt xã hội, bạn đi lễ bái cầu nguyện, hay bạn vẽ, bạn làm một bài thơ về nỗi cô đơn. Đấy là điều đang thực sự xảy ra. Khi bắt đầu thức giác về nỗi cô đơn, nỗi đau của nó, nỗi sợ hãi khác thường và sâu thẳm về nó, bạn tìm kiếm một lối thoát và lối thoát đó trở thành quan trọng hơn và do vậy các thứ hoạt động của bạn, kiến thức của bạn, các thần linh của bạn, những chiếc radio của bạn, tất cả trở thành quan trọng, không phải thế sao? Khi bạn đặt tầm quan trọng vào những giá trị thứ yếu, chúng đưa bạn tới bất hạnh và hỗn loạn; những giá trị thứ yếu tất nhiên là những giá trị của cảm giác; và nền văn minh hiện đại đặt nền tảng trên những giá trị ấy cống hiến cho bạn lối đào thoát này – đào thoát qua việc làm của bạn, qua gia đình của bạn, tên tuổi của bạn, việc học tập của bạn, qua việc họa vẽ v.v…; tất cả nền văn hóa của chúng ta được đặt nền tảng trên lối đào thoát đó. Nền văn minh của chúng ta được xây dựng trên đó và đấy là một sự kiện. Bạn có bao giờ thử nghiệm ở trạng thái một mình chưa? Khi bạn làm thế bạn sẽ cảm thấy nó khó khăn khác thường đến dường nào và chúng ta phải có sự thông minh khác thường đến dường nào để ở vào trạng thái một mình, bởi vì tâm thức không chịu để cho chúng ta một mình. Tâm thức trở nên náo động, lăng xăng với những cách đào thoát, vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ cố gắng lấp đầy cái trống không khác thường này bằng cái biết được. Chúng ta phát hiện phải năng động thế nào, phải bặt thiệp ứng xử ra sao; chúng ta biết phải học tập như thế nào, nghe radio như thế nào. Chúng ta sẽ lấp đầy cái thực thể ấy mà chúng ta không biết bằng những thứ mà chúng ta biết. Chúng ta cố lấp đầy cái trống rỗng ấy bằng đủ loại kiến thức, các mối quan hệ, hay các đồ vật. Há không phải là thế sao? Đấy là quá trình của chúng ta, đấy là cuộc hiện sinh của chúng ta. Giờ đây khi bạn nhận chân điều gì bạn đang làm, bạn có còn nghĩ rằng bạn có thể lấp đầy cái trống rỗng đó hay không? Bạn đã cố dùng mọi phương cách nhằm lấp đầy sự trống rỗng này của nỗi cô đơn. Bạn có thành công trong việc lấp đầy nó hay không? Bạn đã cố đi xem phim ảnh và bạn đã không thành công và do vậy bạn đi theo các chân sư của bạn và những kinh sách của bạn, hoặc bạn trở thành người hoạt động rất tích cực về mặt xã hội. Bạn có thành công trong việc lấp đầy nó không hay là bạn chỉ che giấu nó mà thôi? Nếu bạn chỉ che giấu mà thôi thì nó vẫn tồn tại ở đó; do vậy nó sẽ trở lại. Nếu bạn có khả năng đào thoát hoàn toàn thì bấy giờ bạn bị nhốt vào bệnh viện tâm thần, hoặc bạn trở nên mê đần hết mức. Đấy là điều đang xảy ra trên thế giới. Liệu sự trống rỗng này, trạng thái hư vô này, có thể lấp đầy được hay không? Nếu không thể lấp đầy được thì liệu chúng ta có thể chạy trốn nó, đào thoát khỏi nó hay không? Nếu chúng ta đã từng kinh nghiệm qua và đã thấy một lối đào thoát nào đó là vô giá trị thì, do vậy há chẳng phải mọi lối đào thoát khác cũng đều là vô giá trị hay sao? Dù bạn lấp đầy sự trống rỗng ấy bằng thứ này hay thứ khác, việc đó cũng chẳng quan trọng gì. Cái gọi là thiền định cũng là một lối thoát. Thay đổi cách đào thoát của bạn, việc ấy chẳng quan trọng bao nhiêu.

Vậy làm thế nào bạn sẽ phát hiện ra cái gì cần phải làm về nỗi cô đơn này? Bạn chỉ có thể phát hiện ra cái cần phải làm khi nào bạn ngưng dứt đào thoát. Chẳng phải thế sao? Khi bạn sẵn sàng đối mặt cái HIỆN LÀ – tức là bạn không được mở radio, tức là bạn quay lưng lại với nền văn minh – lúc bấy giờ nỗi cô đơn đi đến chỗ chấm dứt, bởi vì nó được chuyển hóa hoàn toàn. Nó không còn là nỗi cô đơn nữa. Nếu bạn không hiểu cái HIỆN LÀ thì bấy giờ cái HIỆN LÀ là cái thuộc về thực tại. Bởi vì tâm thức cứ luôn lẩn tránh, đào thoát, không chịu lấy cái HIỆN LÀ nên nó tạo sinh ra những chướng ngại cho chính nó. Bởi vì chúng ta có quá nhiều thứ chướng ngại ngăn cản chúng ta nhìn thấy nên chúng ta không thông hiểu cái HIỆN LÀ và do vậy chúng ta đang chạy trốn thực tại; mọi thứ chướng ngại này đã được tạo ra bởi tâm thức để không thấy cái HIỆN LÀ. Thấy cái HIỆN LÀ không những đòi hỏi nhiều năng lực hành động và thức giác trong hành động mà còn có nghĩa là quay lưng lại với mọi thứ gì mà bạn đã xây dựng nên, tài khoản ngân hàng của bạn, tên tuổi của bạn và mọi thứ gì mà chúng ta gọi là văn minh. Khi bạn thấy cái HIỆN LÀ, bạn sẽ phát hiện nỗi cô đơn được chuyển hóa như thế nào.”

THÓI QUEN

(Nyanaponika) -“Một sựviệc thường xảy ra là lúc đầu chúng ta coi một hành động haymột thái độ nào đó trong tâm là không quan trọng đối với cá nhân mình. Hành động hay thái độ đó có thể là bàng quan, thờ ơ và không gây hậu quả về đạo đức. Ban đầu chúng ta sẽ thấy rất dễ từ bỏ nó, thậm chí thay thế bằng một thái độ ngược lại, bởi vì không có cảm xúc hay định kiến nào thúc đẩy chúng ta thiên vị một bên nào cả. Nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng ta dần dần coi những loại hành động và suy nghĩ mình lựa chọn đó là “thích thú, đáng mong muốn, và đúng đắn”, thậm chí là “chính đáng” nữa; và do đó đồng hóa mình với nó, coi đó là tính cách của mình. Hậu quả là, chúng ta cảm thấy bất cứ sự phá vỡ nào đối với thông lệ đó là không thích thú hay sai trái. Bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng khiến chúng ta tức giận, thậm chí còn coi là mối đe dọa tới “những nguyên tắc và lợi ích sống còn” của mình nữa. Thực ra, những tâm hồn hoang sơ, dù là “văn minh” hay không, lúc nào cũng nhìn những kẻ lạ mặt với “phong tục lạ đời” như là kẻ thù, và cảm nhận sự có mặt thân thiện của họ là đầy thách thức và đe dọa.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Lúc đầu, khi một thói quen nhất định không được coi là quá quan trọng, sự dính mắc thành hình dần dần ấy không hướng tới bản thân của hành động nhiều bằng sự thích thú do thông lệ thường làm không bị cản trở. Sức mạnh của sự dính mắc vào thông lệ một phần đến từ sức ỳ của thân và tâm chúng ta – sức ý đó là một động lực rất mạnh trong con người. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét một nguyên nhân nữa khiến mình dính mắc vào thông lệ. Do sức mạnh của thói quen, một đối tượng – dù là đối tượng vật chất, một hành động hay cách suy nghĩ – sẽ được đầu tư thêm bằng sự gia tăng cường độ cảm xúc, đến mức sự dính mắc vào những thứ không quan trọng và tầm thường, vô nghĩa lại có thể trở nên mạnh mẽ, dai dẳng như thể đó là những nhu cầu thiết yếu nhất. Vì vậy, thiếu kiểm soát tâm có thể biến những thói quen nhỏ nhất thành những ông chủ đầy quyền lực của cuộc đời chúng ta. Nó ban cho chúng quyền lực nguy hiểm để hạn chế và làm cứng nhắc tính cách, hạn chế tự do tâm linh và tri thức của chúng ta. Do phục tùng thói quen, chúng ta tự mua dây buộc mình, và làm cho mình dễ bị tổn thương trước những dính mắc mới, sân hận, định kiến và sở thích mới; nghĩa là những đau khổ mới. Mối nguy hiểm đối với sự phát triển tâm linh do ảnh hưởng thống trị của thói quen ngày nay còn nghiêm trọng hơn rất nhiều; bởi vì sự phát triển các thói quen đặc biệt dễ nhận thấy trong thời đại ngày nay khi sự chuyên môn hóa và chuẩn hóa đã vươn tới rất nhiều lĩnh vực tư tưởng và đời sống.

Xu hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thói quen này ăn sâu bén rễ ở ngay trong tâm chúng ta. Nó bắt nguồn không chỉ từ sức mạnh (thụ động) của sự trì trệ (sức ỳ) đã nói ở trên, mà trong nhiều trường hợp còn từ ý chí áp đặt và chinh phục của chúng ta. Một số loại tâm hoạt động tích cực, cường độ mạnh, có xu hướng tự lặp lại chính nó. Mỗi tâm cố vật lộn để chiếm ưu thế, để trở thành trung tâm mà các trạng thái thân và tâm khác yếu hơn phải vận động xung quanh, tự thay đổi để thích ứng với và phục vụ cho trung tâm ấy. Xu hướng này không phải là không bao giờ bị thách thức, song nó vẫn chiếm ưu thế, và ngay cả các loại tâm phụ thuộc và ở ngoại vi cũng có cùng động lực vươn lên như thế. Điều này rất giống với xu hướng tự khẳng định mình và độc đoán, áp đặt lên người khác của những con người ngã mạn, khi họ tiếp xúc, giao tiếp với xã hội.

Cần phải nói rõ là thói quen, vốn được gọi là “vú nuôi của con người”, không thể và không nên biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta. Chỉ cần nhớ xem, nhất là đối với những con người thành phố với cuộc sống đông đúc và phức tạp, thật nhẹ nhàng biết bao khi chúng ta có thể xử lý rất nhiều công việc khác nhau một cách tương đối máy móc mà chỉ cần chú ý “một nửa”. Thói quen làm đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta. Nếu tất cả mọi công việc nhỏ nhặt, buồn tẻ đều phải làm với sự cố gắng đầy chủ ý và chú ý sát sao thì thật là căng

thẳng. Thực ra, rất nhiều công việc tay chân, những công đoạn kỹ thuật trong nghệ thuật, và ngay cả một số quy trình công việc đầu óc, nếu tiến hành một cách khéo léo theo thói quen thường lệ sẽ mang lại kết quả tốt hơn và đều đặn hơn. Tuy nhiên ngay cả sự đều đặn của các công việc thói quen ấy cũng sẽ đạt đến điểm dừng. Nếu không được tiếp sức bởi một hứng thú mới, nó sẽ bộc lộ triệu chứng mỏi mệt và bắt đầu suy thoái.”

NỘI TÂM

(Nyanaponika) – “Một người có nội tâm chưa được làm chủvà không cân bằng do chưatừng thực hành thiền, khi nhìn vào các suy nghĩ và hoạt động thường ngày của chính mình sẽ thấy trong đó là cả một cảnh tượng hỗn loạn. Anh ta thấy, ngoại trừ một số dòng suy nghĩ và hoạt động có chủ đích, còn ở tất cả mọi nơi là sự đan xen mắc mớ hàng đống những dòng suy tưởng, nhận thức, cảm xúc và những cử động thường xuyên, liên tục của cơ thể, một tình trạng lộn xộn, rối rắm đến mức không thể chịu đựng nổi. Nhưng đó chính là tình trạng mà chúng ta coi là điều bình thường trong phần lớn thời gian thức và hoạt động tinh thần hàng ngày của mình. Bây giờ chúng ta hãy thử khảo sát xem bức tranh lộn xộn đó trông như thế nào.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Đầu tiên, chúng ta sẽ gặp phải một số lượng lớn các loại cảm nhận giác quan thông thường như hình ảnh, âm thanh đang liên tục trôi qua tâm. Hầu hết chúng đều rời rạc và mờ nhạt; thậm chí một số còn dựa trên những đánh giá hoặc cảm nhận sai lầm. Mang theo những khiếm khuyết cố hữu đó, chúng thường là cơ sở không được kiểm chứng để cho ra những đánh giá hoặc quyết định ở tầm mức tâm cao hơn. Đúng, tất cả những cảm nhận giác quan thông thường này không cần và cũng không thể là đề mục để thiền sinh chú tâm. Một hòn đá nằm lăn lóc bên đường sẽ chỉ khiến chúng ta phải chú ý khi nó cản trở đường đi hay thu hút sự chú ý của bạn vì một lý do nào đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta thường xuyên quá lơ là đối với những cảm nhận giác quan này, thì có lúc sẽ vấp phải đá trên đường, hay bỏ qua nhiều viên đá quý khác.

Bên cạnh những cảm nhận giác quan thông thường đó, còn có những cảm nhận, suy nghĩ, cảm xúc và tác ý rõ ràng và có ý nghĩa – vốn liên kết chặt chẽ với cuộc sống có chủ ý của chúng ta. Ở đây cũng thế, chúng ta thấy đa phần chúng ở trong trạng thái hoàn toàn rối bời. Hàng trăm suy nghĩ chợt thoáng qua trong tâm, và ở mọi nơi là những “đầu, mẩu” của các dòng suy nghĩ đứt đoạn, những trạng thái tình cảm bị đè nén và những cảm xúc thoáng qua. Rất nhiều trong số chúng đều chết yểu. Bởi vì bản chất mờ nhạt, mong manh bẩm sinh của chúng, do sức tập trung kém của chúng ta hoặc sự lấn át của các cảm nhận giác quan mạnh hơn, nên chúng không tồn tại và phát triển lên được. Nếu quan sát tâm mình, chúng ta sẽ thấy các suy nghĩ đổi hướng dễ dàng như thế nào, cách hành xử của chúng cứ như mấy đứa con nít cãi nhau, liên tục ngắt lời nhau, không chịu lắng nghe đứa khác nói. Nhiều dòng suy nghĩ lại vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai hoặc bị bỏ qua không được thể hiện thành ý chí hay hành động, bởi vì không đủ can đảm để chấp nhận những hậu quả thực tế về đạo đức hay tri thức của nó. Tiếp tục xem xét kỹ hơn những cảm nhận, suy nghĩ hay đánh giá thông thường của mình,

chúng ta sẽ phải chấp nhận một điều rằng phần nhiều trong số đó là không đáng tin cậy. Chúng chỉ là những sản phẩm của thói quen, bị chi phối bởi các loại định kiến: tri thức hay cảm xúc, bởi lựa chọn yêu-ghét của chính mình, bởi sự quan sát sai lầm hay hời hợt, bởi tính lười biếng hay ích kỷ.

Một cái nhìn vào những góc kín bị bỏ quên từ lâu trong tâm như vậy sẽ mang đến một cú sốc tốt đối với người quan sát. Nó thuyết phục anh ta rằng yêu cầu cấp thiết bây giờ là phải rèn luyện tâm mình một cách bài bản, đào sâu xuống bên dưới lớp mỏng bề mặt của tâm, tới những vùng tâm thức mờ ảo rộng lớn mà chúng ta vừa ghé thăm đó. Người quan sát khi đó sẽ nhận ra rằng vùng tâm thức nhỏ lộ ra trước luồng sáng của ý chí và suy nghĩ có chủ đích không phải là thước đo đáng tin cậy sức mạnh nội tâm và sự sáng suốt tổng thể của tâm thức. Anh ta cũng thấy rằng không thể đánh giá chất lượng tâm của cá nhân chỉ dựa vào một vài kết quả hoạt động tâm thức tốt nhất đạt được trong một giai đoạn ngắn ngủi và gián đoạn nào đó. Nhân tố quyết định để xác định chất lượng tâm là sự hiểu biết bản thân và tự kiểm soát chính mình như thế nào: sự ý thức (chánh niệm) trong tâm và bộ phận các hoạt động không kiểm soát (vô thức) hàng ngày đang có xu hướng tăng lên hay giảm đi.

Chính sự dễ duôi, lơ là nho nhỏ trong suy nghĩ lời nói và hành động mỗi ngày, trải qua nhiều năm tháng trong cuộc đời chúng ta (và như Đức Phật dạy, qua nhiều kiếp sống) là thủ phạm chính của tình trạng lộn xộn, rối rắm mà chúng ta thấy trong tâm mình. Sự dễ duôi này tạo ra rắc rối và cho phép những rắc rối ấy tiếp diễn. Chính vì vậy mà những vị trưởng lão thời xưa đã nói: “Dễ duôi tạo ra rất nhiều bụi bặm. Trong nhà cũng như trong tâm, một hai ngày mới chỉ có một chút xíu bụi bám vào, nhưng cứ tiếp diễn như thế nhiều năm, nó sẽ trở thành một đống rác khổng lồ”.

Những góc lộn xộn, tối tăm trong tâm là nơi ẩn náu của những kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta. Từ nơi đó, chúng tấn công mà chúng ta không hề hay biết, và đánh bại chúng ta quá thường xuyên. Cái thế giới chạng vạng đó chứa đựng những khao khát không được thỏa mãn, những nỗi uất ức bị kìm nén, sự dao động, chập chờn, những ý nghĩ chợt thoáng qua, và rất nhiều hình ảnh mờ ảo, tạo nên một cái nền mà từ đó những cảm xúc bột phát – tham, dục, sân hận, tức tối – tìm kiếm được sức hỗ trợ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự mờ tối của vùng chạng vạng ấy là mảnh đất nuôi dưỡng và cũng chính là loại phiền não gốc (akusalamūla) thứ ba mạnh nhất – si.

Các cố gắng đoạn trừ các loại phiền não gốc – tham, sân, si – sẽ thất bại chừng nào những phiền não này vẫn tìm được chỗ trú ngụ và hỗ trợ ở những vùng mờ tối không được kiểm soát của tâm; chừng nào những sợi suy nghĩ và cảm xúc nửa vời, vốn khít chặt và phức tạp, vẫn đan dệt nên tấm phông nền của tâm, mà trong đó hiếm hoi mới đan xen vài sợi suy nghĩ sáng suốt và cao thượng. Nhưng chúng ta phải xử lý cái khối cồng kềnh và lộn xộn ấy như thế nào đây? Thường thì chúng ta chỉ cố gắng lờ nó đi và dựa dẫm vào các xung lực đối trị của lớp tâm bề mặt. Nhưng phương thuốc an toàn duy nhất là đối diện với nó – bằng chánh niệm. Không có gì khó khăn cả, chỉ cần huân tập thói quen hướng sự chú ý, ghi nhận thuần túy tới những suy nghĩ thô sơ đó càng thường xuyên càng tốt. Nguyên lý hoạt động ở đây dựa trên một sự thật đơn giản là hai suy nghĩ không thể tồn tại trong cùng một lúc: khi ánh sáng chánh niệm có mặt, sẽ không có chỗ cho khoảng tối của vô thức. Khi chánh niệm liên tục đã có

chân đứng vững chắc, thì việc phải đối phó như thế nào với các suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái tâm thô sơ ấy sẽ chỉ còn là vấn đề thứ yếu. Chúng ta có thể chỉ cần gạt bỏ chúng và thay thế bằng những suy nghĩ có chủ đích khác; hay cho phép hoặc thậm chí buộc chúng phải nói ra hết những gì chúng muốn nói. Ở trường hợp thứ hai, thường là chúng sẽ bộc lộ sự nghèo nàn và yếu ớt thực sự. Khi đó sẽ không khó khăn để buông bỏ một khi chúng đã bị buộc phải lộ diện. Quy trình ghi nhận thuần túy này rất đơn giản và hiệu quả; cái khó chỉ là sự kiên trì áp dụng nó một cách liên tục mà thôi.

Quan sát một sự việc phức tạp có nghĩa là xác định những thành phần cấu tạo nên nó, loại trừ dần từng sợi dây nhỏ đã dệt nên cả bó dây rối rắm ấy. Nếu áp dụng điều này vào trong dòng đời phức tạp của tâm mình và cuộc sống thực tế, thì một cách tự động, ảnh hưởng điều tiết mạnh mẽ của nó sẽ được nhận thấy rất rõ. Như thể ngượng ngùng trước một cặp mắt quan sát trầm tĩnh, các dòng suy nghĩ sẽ bớt vô tổ chức và bớt thay đổi bất thường hơn; chúng sẽ không dễ bị chuyển hướng nữa, và sẽ ngày càng giống như một dòng sông được điều tiết nước và hướng dòng cẩn thận.”

BẢN TÁNH

(Tuệ Thiện) – Theo Phật giáo, con người có 6 căn tánh chính là :

  1. Bản tánh THAM (Raagacarita)
  • Bản tánh SÂN (Dosacarita)
  • Bản tánh SI (Mohacarita)
  • Bản tánh TÍN (Saddhacarita)
  • Bản tánh MINH (Buddhicarita) (khôn ngoan)
  • Bản tánh TẦM (Vitakkacarita) (tò mò, rắc rối, chi li)

Sáu căn tánh nầy phối hợp với nhau cho ra 63 tánh tình khác nhau. Gồm có 14 thuần tánh và 49 hỗn hợp tánh.

Không ai có thể biết chính xác tâm tánh người khác, ngay cả tâm tánh của chính mình hay của vợ chồng với nhau, ngoại trừ những vị có Tha Tâm Thông.

Phật giáo đưa ra 5 yếu tố để xét đoán về tâm tánh con người :

1. Oai nghi : cách đi, đứng, ngồi, nằm, cử chỉ, nói năng…
2. Thọ dụng : cách ăn uống, sở thích ăn uống. TD : người tham thích ăn vị béo ngọt.
3. Cách làm việc: ví dụ

  • Người Minh : làm việc chu đáo, kỹ lưỡng
  • Người Tham : làm việc nhanh le, gấp rút.
  • Người Sân : làm việc dục chạc, cẩu thả.

4. Cách nhận thức, tính cảm quan, cách diễn dịch sự vật xuyên qua 5 giác quan: lạc quan, bi quan hay thực tế hay không tưởng (trên trời, dưới đất). Cách chấp thủ, bám víu, hay thờ ơ, lãnh đạm với đối tượng nầy.

5. Khuyết tánh (tánh xấu) : ví dụ

  • Người Tham : không biết đủ, mưu mô, gian xảo, hay so đo những gì có lợi cho mình; tự cao, ngã mạn ; thích được tâng bốc.
  • Người Sân: nóng giận, thù hiềm, hay chỉ trích việc công đức người khác, ganh tị, bỏn xẻn, hối tiếc.
  • Người Si: ngủ nhiều, không tỉnh táo, phân vân, ngờ vực vì không có khả năng để nhận xét đối tượng, thiếu tự tin.
  • Người Tín: dễ tin, dễ dụ ; nếu thích hợp với tánh tầm thì lại hay hoài nghi, chẻ sợi tóc làm tư.
  • Người Minh: có nhiều tánh tốt hơn tánh xấu, nhưng tuỳ theo những tánh hỗn hợp mà họ có những tánh xấu. Nếu hợp với tham thì họ sẽ ích kỷ, ngã mạn. Nếu hợp với sân thì họ sẽ thiếu nhẫn nại và hay bỏ rơi đồng bạn.
  • Người Tầm: thường nói nhiều, có ý nghĩ rắc rối, chẻ sợi tóc làm tư, vui thích những nơi tập hợp đông đảo, thiên hướng bất định, nên việc làm không đi đến kết quả. Đêm hay suy tính, nghĩ ngợi nên thường hay mất ngủ hoặc ngủ ít.”

Một trader cần nắm rõ vấn đề này để phần nào nhận biết được bản tánh của mình mà điều chỉnh. Một cách tổng quát thì có thể chia thành 2 nhóm chính:

Căn bất thiện: người căn tánh Tham hay nhìn vào mặt đẹp/tốt của đối tượng; Sân thì hay thấy mặt sai/xấu; Si thì thường không có chủ kiến.

Căn thiện: người căn tánh Tín thì có nhiều đức tin; Minh thì có nhiều trí tuệ; Tầm thích tư duy, tìm kiếm.

Điều thú vị là có sự tương đồng giữa biểu hiện bề ngoài nhưng nguyên nhân thì khác nhau giữa người có căn tánh thiện và người có căn tánh bất thiện. Ví dụ như giữa người Si và người Tầm thường do dự phân vân: một đằng thì phân vân do không hiểu biết, đằng kia thì phân vân do biết quá nhiều. Tương tự, người Sân dễ nổi giận do thói quen nhưng người Minh nổi giận vì thấy sự việc không chu đáo, cẩu thả. Người Tham dễ bị cám dỗ nên dính mắc, người Tín thì vì cả tin mà dính mắc.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

—Còn tiếp—

Nguồn: Đạo trading

***Sách Đạo trading có 17 phần nên anh em cứ từ từ suy ngẫm nhé, nhớ ủng hộ bài viết nữa! Cảm ơn anh em***

About Fxbi@gmail.com

787 comments

  1. buy generic cialis 20mg – superatad.com cialis generic from india

  2. cialis without prescriptions canada – generic cialis daily pricing generic cialis canadian

  3. buy cialis online generic buy cialis very cheap prices fast delivery – buy cialis toronto

  4. It is appropriate time to make some plans for the long run and it is time to be happy.
    I’ve learn this post and if I could I want to recommend you some interesting things or suggestions.
    Maybe you could write subsequent articles regarding this article.
    I desire to learn even more things approximately it! http://ciaalis2u.com/

  5. You can certainly see your skills in the article you write.
    The world hopes for more passionate writers like you who
    aren’t afraid to mention how they believe. Always follow your
    heart. https://aurogra.buszcentrum.com/

  6. duloxetine online canada – duloxetine.com cymbalta without prescription

  7. cialis online without prescription buy cialis online overnight – buy cialis online at lowest price

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Đạo trading – Phần 13: Bản Ngã – Ngũ Uẩn (TT)

B. NGŨ UẨN (Uẩn là sự kiện chồng chất cảm giác, tri ...