Home / ĐẠO TRADING / Đạo trading – Phần 15: Các Vấn Đề Nan Giải Về Tâm Lý Trong Trading ( P1 )

Đạo trading – Phần 15: Các Vấn Đề Nan Giải Về Tâm Lý Trong Trading ( P1 )

Có rất nhiều vấn đề trong quá trình trading, và gần như mọi thứ đều cực kì quan trọng, đây là những điều mà newbie mới bước chân vào nghề trader cần phải biết rõ, còn những trader đã lão luyện thì cần phải mài dũa điều này mỗi ngày.

KIÊN NHẪN VÀ KỶ LUẬT

Từ kiên nhẫn (patience) có nhiều nghĩa hơi khác nhau tùy theo từng ngữ cảnh. Khi thì nó có nghĩa kiên trì, không bỏ cuộc; khi thì không quá nóng lòng chờ kết quả, cứ bình tĩnh chờ thời gian đến; khi thì có nghĩa nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục, kham nhẫn… Một người thiếu kiên nhẫn thường sẽ mong mỏi sự việc xảy ra theo như ý mình. Anh ta chỉ nghĩ đến những suy nghĩ, dự định của mình mà quên rằng nó còn phụ thuộc nhiều nhân duyên liên hệ khác. Ngược lại, người kiên nhẫn có cái nhìn tổng thể hơn, thấy sự vật thay đổi, chuyển động và trôi theo dòng chảy, và nếu sự việc xảy ra không như dự tính thì người ấy cũng có thể nhìn nó như một phần của dòng đời lên xuống, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” mà thôi.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Trong nghề trading, tôi thấy sự quan trọng của tính kiên nhẫn xuyên suốt quá trình làm việc. Người kiên nhẫn trở nên nhận biết khoảng thời gian cần thiết để thuần thục trong nghề, nhận biết các giai đoạn cần phải trải qua và chỉ chú trọng luyện tập để hoàn thiện mình. Khi xác định rằng nghề này đòi hỏi phải trải nghiệm thực tế trong vài năm giống như thời gian hoàn tất một chương trình đại học thì bạn sẽ không nóng vội và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính.

Kiên nhẫn trong nghề cũng là kiên trì, bền bỉ làm việc học hỏi thị trường qua ngày tháng. Bạn sẽ kiên trì theo đuổi công việc vượt qua định kiến xã hội, chấp nhận làm việc độc lập (nhưng không phải kiểu say mê, nghiện ngập); bạn kiên nhẫn lắng nghe, quan sát, ghi chép về thị trường đều đặn; bạn kiên nhẫn giao dịch khối lượng thật nhỏ cho đến khi thuần thục.

Kiên nhẫn trong nghề cũng là khả năng chế ngự thân tâm trước những xung động quá mức hay những tình cảm bốc đồng, không những chỉ sân hận mà cả tham lam, ngạo mạn, ích kỷ, tật đố v.v… đã tập nhiễm lâu ngày. Đây là loại kiên nhẫn ở mức độ sâu sắc mà trader khó đạt được. Nếu một trader đang thua, anh ta mang trong mình cảm giác khó chịu nên cố gắng xua đuổi nó (phi hữu ái) và trở lên mất kiên nhẫn. Nếu đang thắng, anh ta có thể bốc đồng, tham lam muốn nhiều hơn (hữu ái), không kiên nhẫn chờ đợi các cơ hội tiếp theo và dẫn đến những hành động giao dịch dễ dãi. Hoặc có thể do ưa thích cảm giác mạnh (dục ái) mà lăng xăng giao dịch quá độ, không thể đợi đến khi xuất hiện tín hiệu giao dịch tốt…

Trader không có sự nhẫn nại là do chấp vào cái ta, nên như Thiền sư Viên Minh nói: “nhẫn nại hoàn hảo nhất là hoàn toàn buông cái ta đối kháng. Khi trí tuệ thấy rõ trật tự vận hành tự nhiên của pháp trong quan hệ nhân quả nghiệp báo, bạn bắt đầu tinh tấn sống thuận pháp, không quá nỗ lực, cũng không buông lung. Tuy nhiên, khi gặp phải khó khăn gian khổ bạn thường phản ứng theo thói quen đối kháng hoặc trốn chạy, từ chối đón nhận sự thật. Nhưng chính phản ứng đối kháng hoặc chạy trốn này càng làm gia tăng áp lực của sự gian khó, và tất nhiên đưa đến căng thẳng, phiền não và khổ đau. Vì vậy, người có trí tuệ biết nhẫn nại để thoát ly cái ta bất bình, đối kháng. Nghịch cảnh không đem đến khổ đau mà chính cái

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

ta nóng nảy không nhẫn nại mới tạo ra đối kháng rồi lãnh lấy hậu quả là lo âu, sợ hãi, khổ đau và phiền muộn. Cho nên, mỗi khi gặp phải tình huống khó khăn nguy hiểm, bạn càng căng thẳng nôn nóng muốn thoát khỏi nó bao nhiêu càng làm cho vấn đề khó khăn phức tạp và khó chịu đựng hơn bấy nhiêu. Thái độ tốt nhất là bình tĩnh nhẫn nại thì áp lực sẽ không phát sinh, còn nếu đã phát sinh thì nó sẽ tự hóa giải.

Mục đích của nhẫn nại không phải để vượt qua gian khó, mà là thoát khỏi sự bồn chồn, nóng nảy của cái ta đối kháng. Bạn không thể vượt qua mọi khó khăn trong đời sống. Có những khó khăn mà bạn phải đón nhận và chung sống hòa bình suốt đời. Ngay khi bạn khởi lên ý muốn vượt qua gian khó là bạn đã dựng lên chướng ngại cho mình. Chướng ngại lớn nhất chính là cái ta của bạn. Nó chỉ biết làm sao có lợi cho mình mà không thấy nguyên lý vận hành của sự sống. Cho nên nó luôn tìm cách phản kháng cái không thích, và đòi được cái vừa lòng. Chính vì thái độ lăng xăng đó cái ta tự tạo ra bất an trong khi luôn muốn được bình an!”

Một vấn đề lớn khác trong nghề là trader luôn phá vỡ kỷ luật đã đặt ra. Có người nói đùa rằng đối với nghề trading “kỷ luật sinh ra là để bị phá vỡ” mà đây lại là sự thật. Nhìn sâu một chút, chúng ta thấy rằng kỷ luật chính là các biện pháp cụ thể đặt ra nhằm kiềm chế bản ngã, hỗ trợ cho trader tăng thêm kiên nhẫn. Tuy nhiên, khi sự đối kháng (sân), dính mắc (tham) hay lăng xăng (si) trong công việc đủ mạnh thì chúng sẽ dễ dàng vượt khỏi vòng kiểm soát của ý thức, làm cho trader không còn vận dụng được các hiểu biết chuyên môn để giao dịch hiệu quả.

Do đó, nếu không có được may mắn làm việc trong một môi trường tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi tự áp dụng kỷ luật cho chính mình nếu không hiểu bản chất của nó. Kỷ luật tự giác (self-discipline) – như Henepola Gunaratana nói – “là một nghệ thuật nhìn thấu được cái tính chất rỗng tuếch của những cảm xúc trong ta, và thấy xuyên qua được những bí mật của chúng. Chúng không còn khả năng khống chế ta được nữa. Tất cả chỉ là một vở tuồng, một sự dối lừa.

Những cảm xúc ấy, chúng thôi thúc ta, hung hăng với ta, chúng phỉnh phờ, dụ dỗ ta, đe dọa ta, nhưng thật ra chúng hoàn toàn rỗng tuếch. Ta tuân phục chúng chỉ vì thói quen mà thôi. Ta chịu thua vì ta không bao giờ chịu khó nhìn xuyên qua chúng.

Nhưng chỉ có một cách duy nhất để khám phá ra điều ấy, mà những chữ in trên trang giấy này không thể làm được. Bạn chỉ cần ngồi xuống và nhìn vào bên trong, quán sát những gì sinh khởi: bất an, lo lắng, vọng động, đau đớn… Chỉ cần nhìn và theo dõi, và đừng tham dự vào. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chúng tự động biến đi mất. Nó sinh lên, nó diệt đi. Rất đơn giản.

Thật ra có một chữ khác để dùng thay cho kỷ luật tự giác, đó là sự kiên nhẫn!”

Như vậy, hai vấn đề nan giải của trader là kiên nhẫn và kỷ luật chung qui lại vẫn có nguồn gốc từ cái bản ngã mong muốn trở thành, không bằng lòng với hiện tại, chạy ra khỏi cái đang là, càng mong muốn thì càng đánh mất thực tại, càng mất kiên nhẫn và không thể giữ được kỷ luật. Nếu tỉnh thức, trọn vẹn với cái đang là (being) thì “nó sao, mình vậy”, không bị lôi kéo bởi cái “cho là, sẽ là, phải là” (becoming) thì không phải “chịu đựng” thực tại nữa. Khi đó thì thời gian tâm lý bằng 0 và không cần đến sự kiên nhẫn mà vẫn có kiên nhẫn vô cùng, không đặt ra kỷ luật mà vẫn có kỷ luật hoàn hảo. Cho nên, cách hóa giải các vấn đề này cũng chính là thiền vipassana đã nêu ở trên.

TRỰC GIÁC

Một khả năng mà các trader chuyên nghiệp luôn tìm kiếm, đó là trực giác. Trực giác cho họ có khả năng phản ứng chính xác đến mức kỳ lạ, nhưng chỉ thoáng qua, khi ẩn khi hiện và không phải ai cũng kinh nghiệm được. Albert Einstein đã mô tả nguồn gốc của trực giác như sau: “Một ý tưởng mới thình lình xuất hiện và đúng ra là theo cách trực giác, nhưng trực giác chẳng là gì ngoài kết quả của những trải nghiệm trí thức trước đó” (A new idea comes suddenly and in a rather intuitive way, but intuition is nothing but the outcome of earlier intellectual experiences).

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Trực giác là một vấn đề thuộc tâm trí con người, rất khó nắm bắt nên chỉ có một ít người trực tiếp quan sát được chúng mới khám phá được. Tôi nhận thấy mô tả của Thiền sư Nyanaponika có thể giúp chúng ta hiểu rõ về nó:

“Trực giác không phải là một món quà cho không, biếu không. Cũng như các khả năng tâm linh khác, nó sanh khởi lên từ những nhân duyên, điều kiện nhất định. Trong trường hợp này, nhân duyên chủ yếu là bộ nhớ lưu trữ những suy nghĩ và nhận thức trong tiềm thức. Hiển nhiên, những ký ức là mảnh đất màu mỡ để trưởng dưỡng trực giác phải là những ký ức có cường độ mạnh, rõ nét và có nhiều đặc tính khác biệt; bởi vì đó là những ký ức dễ tiếp cận nhất. Ở đây cũng vậy, mối quan hệ nhân duyên của đối tượng nhận thức được lưu trữ trong ký ức có đóng góp rất lớn. Những hồi ức loại này có tính liên kết lớn hơn những sự kiện riêng rẽ, rời rạc và mơ hồ; và chúng sẽ tham gia tạo dựng những hình thái ý nghĩa mới một cách dễ dàng hơn. Những hình ảnh hồi ức rõ ràng này sẽ là những nhân tố kích thích và trợ giúp mạnh mẽ cho trực giác. Trong những tầng sâu kín của vô thức, công việc thu thập và tổ chức vật liệu: bao gồm tri thức và kinh nghiệm nhận thức, vẫn tiếp tục diễn ra một cách thầm lặng cho đến khi nó chín muồi và nổi lên thành trực giác. Sự bùng nổ trực giác ấy đôi khi bắt nguồn từ những sự kiện hết sức thường tình. Tuy nhiên, mặc dù có vẻ là thường tình, song những sự kiện đó lại có khả năng liên tưởng, kết nối mạnh nếu trước đó chúng đã là đối tượng của sự chú ý liên tục. Công năng làm chậm và tạm dừng của ghi nhận thuần túy sẽ làm bộc lộ những chiều kích sâu sắc của những sự việc đơn giản trong cuộc sống đời thường, và do đó cung cấp tác nhân kích thích cho trực giác phát triển.

Điều này cũng được áp dụng với trí tuệ trực giác chứng nghiệm chân lý Tứ Thánh Đế (bốn sự thật cao thượng: khổ, nguyên nhân của khổ, con đường diệt khổ, và sự đoạn diệt khổ), mà đỉnh cao là sự giải thoát hoàn toàn (arahatta). Trong kinh điển ghi lại nhiều trường hợp các vị Tăng và Ni không thể đạt được trí tuệ trực giác khi thực hành thiền. Tia chớp trực giác đôi khi chợt đến với họ trong những hoàn cảnh rất khác nhau: khi vấp chân phải hòn đá hay lúc nhìn thấy một đám cháy rừng, khi bắt gặp hình ảnh một đám bọt trên sông. Ở đây chúng ta thấy lại một điều khẳng định câu nói dường như rất mâu thuẫn là: “với chủ ý, đạt đến trạng thái không còn chủ ý”. Với chủ ý đưa toàn bộ ánh sáng chánh niệm soi chiếu từng hành động và sự việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, cuối cùng trí tuệ giải thoát sẽ sanh khởi.

Sự chú ý liên tục không chỉ cung cấp mảnh đất màu mỡ cho trực giác phát triển, mà còn giúp chúng ta tận dụng tốt hơn và thậm chí có thể tái lặp lại những khoảnh khắc trực giác ấy. Nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo khác nhau đều phàn nàn giống nhau về một kinh nghiệm là: tia chớp trực giác xuất hiện quá đột ngột và biến mất quá nhanh đến nỗi phản ứng chậm chạp của tâm không kịp nắm bắt được nó. Nhưng khi tâm đã được huấn luyện tạm dừng để quan sát, làm chậm lại và chú ý liên tục, và nếu vô thức được tác động như đã nói ở trên, thì khoảnh khắc trực giác sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn, chậm rãi và mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp đó, tác động của nó sẽ đủmạnh và rõ ràng, cho phép chúng ta tậndụng đầy đủ khoảnh khắc trí tuệ trực giác ấy. Thậm chí có thể kéo những xung động đang trên đà đi xuống lên tới đỉnh cao mới, tương tự như những giai điệu nhạc trong một bài hát, khi đi xuống lại được hòa âm lên cao, tiếp nối từ những nốt nhạc cuối cùng của giai điệu trước.”

THAM LAM

(Maha ThongKham Medhivongs) – Theo Phật dạy sựbắt đầu của lòng tham là ưa, thích.Sự ưa, thích nầy không làm hại cho bản thân người ưa thích và người ở gần bên. Vì người ưa thích làm lụng để lấy tiền, chớ không làm gì đến kẻ khác để lấy tiền làm giàu cho bản thân mình. Như vậy chưa gọi là Tham được.

Nếu đem lòng tham ví với các trạng thái của trái xoài chín và nếu phân tách trạng thái của trái xoài chín, thì người ta thấy có 7 giai đoạn:

1. Hườm hườm 2. Vừa chín 3. Chín đều 4. Chín mùi.

5. Chín thâm kim 6. Chín úng 7. Chín rục có dòi.

Người ăn xoài có thể ăn bốn thứ xoài từ hườm hườm cho tới xoài chín mùi thì thật là vô hại, bằng ăn ba thứ sau sẽ có hại cho sức khỏe.

Lòng tham cũng có tuần tự tiến triển như chín mùi của trái xoài. Có thứ lòng tham cũng không hại, nhưng ta không biết ngăn đón nó, thì nó lại đem đến sự tai hại cho ta. Như tôi đã

nói bắt đầu của của lòng tham là sự ưa thích, nếu ta không biết ngăn nó, nó sẽ đi lần tới ham muốn và ham muốn tội lỗi, rồi tới tham.

Chư đại-đức thường dạy không nên tham lam và nên ngăn ngừa chứng tham lam. Ý chư Đại đức dạy rằng nên trông coi tâm ta, đừng để nó đi quá cái mức ưa thích tới nơi tham lam thái quá, rồi gây ra tội lỗi. Vì khi mà tâm người đi tới giai đoạn tham thì nó lại tìm mưu nầy kế kia để thỏa mãn, bất luận là phải làm một điều gì, dầu có trái với pháp luật chăng nữa cũng vẫn cứ làm.

Đây tôi xin phân ra từng giai đoạn của lòng tham và xin tuần tự giải thích:

  1. Ưa (rati): Khi mình trông thấy một vật gì hay nghe một tiếng gì vừa lòng, thì mình thấy ưa vật ấy hay tiếng ấy. Sự ưa ấy Phạn ngữ gọi là rati. Rati nầy có ở trong lòng của mọi người, từ giàu sang đến nghèo khó. Nhưng sự ưa ấy không gọi là tham, không gọi là ác.
  2. Thích (icchā): Thích nghĩa là muốn được vật gì mà mình đã ưa, mình cầu cho được mình mong mỏi. Lòng mong cầu nầy không có gì ác bằng chiếm đoạt sái với lẽ đạo, hay luật đời, vì khi tâm còn trong vòng tốt đẹp, như muốn học giỏi làm việc nhiều để được tiền, siêng năng làm cho ra tiền bằng cách chánh mạng và chánh nghiệp. Hạng icchà nầy không gọi là tham được. Vì nếu không thành công thì đó chẳng qua là sự hiểu lầm thôi, chưa gây ra tội lỗi.
  3. Ham muốn (mahicchā): Giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu đi vào tội lỗi, nếu ta không dùng trí tuệ kềm hãm hay trừ nó ngay lúc phát sanh. Nhưng đây cũng chưa hẳn là đi đến nơi phá giới hay là phạm pháp. Nó chỉ làm giảm mất phẩm hạnh thanh cao của mình thôi, vì khi người ta ham muốn, thường làm những chuyện chướng mắt, không lịch sự. Ta có thể thấy người ham muốn ấy trong nhiều trường hợp như trong bữa ăn, khi người ham muốn thấy món ăn nào ngon và hợp miệng mình, thì không còn nghĩ đến người quanh mình, ăn lấy ăn để, như thế làm giảm mất giá trị của mình. Chúng ta còn thường thấy nơi chen chúc mua đồ bằng “Bông” hay là khi gặp tuồng hát hay, kẻ đến sau mà chen lấn vào trước, không nghĩ đến người đã đứng đợi từ trước. Hạng người ham muốn nầy chỉ biết thủ lợi cho mình thôi, không nghĩ đến ai hết, nhưng họ cũng không làm hại ai. Đây là sơ khởi của lòng tham, nếu người ấy không biết giữ mình hay sửa chữa mình, thì họ sẽ đi đến chỗ tham không còn là bao xa. Người mà có lòng ham muốn nầy, ví như người thổi bong bóng, khi họ thổi bong bóng càng lúc càng lớn, thì cái bong bóng lại từ từ che tất cả các sự vật trước mặt họ: họ chỉ thấy cái bong bóng ấy thôi. Người ham muốn cũng vậy, cứ để tâm theo đà ấy mà đi mãi mãi, thì lại đi tới tham.

Nếu có người hỏi: “Vậy người muốn làm giàu và ham nhiều, hai người nầy có giống nhau không?” Không giống nhau được. Vì người muốn làm giàu chỉ lo chăm chỉ làm việc có lợi nhiều cho giàu, không gian lận để làm giàu, thì cái giàu ấy không thể gọi là ham nhiều được. Còn ham nhiều có nghĩa là có gian lận. Làm giàu do nơi cần cù và chánh nghiệp ấy do nơi rati (ưa) chớ không phải do nơi ham muốn. Còn ham muốn là sự làm lòng người bôn chôn nóng nảy muốn được của về cho mình, mặc dầu là không phạm luật sai pháp, nhưng không hoàn toàn trong sạch, vì bày tỏ ra bên ngoài cho người trông thấy: đó là con đường bắt đầu đi sâu vào tội lỗi là lòng tham.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Ví dụ như hai người đi bộ cùng đi đến một nơi chỉ định là từ Sài Gòn đi Vũng Tàu.

Một người thì đi không hối hả hấp tấp, đi vừa phải với sức mình. Còn một người thì đi hấp tấp cho mau, vậy mà vẫn còn thấy chậm, rồi chạy lúp xúp, nhưng cũng chẳng vừa lòng, cố chạy cho mau để tới chỗ. Cách đi của người nầy không đem lại kết quả tốt đẹp mà trái lại làm cho mệt và đôi khi phải bệnh, vì sự làm quá sức. Người nầy cũng như người ham nhiều, còn người kia là người muốn làm giàu, khác với nhau cũng như rati (thích) và mahicchà khác nhau vậy.

  • Ham muốn tội lỗi (pāpicchā): hay ham muốn một cách sâu xa đê tiện. Không biết tội lỗi và trái với luật pháp.

Một khi tâm người đi tới chỗ ham muốn sâu xa đê tiện thì không còn nghĩ tới sự khen chê khinh bỉ của thế nhơn. Người có tâm ấy chỉ biết làm theo khát vọng của mình thôi, không còn lo sợ gì hết. Mặc dầu chuyện làm ấy đối với pháp luật là vô tội, nhưng không khỏi miệng đời phê phán và người đời khinh bỉ, chẳng hạn như chuyện làm của nhiều người nịnh bợ bề trên để được che chở làm việc ít mà hưởng lợi nhiều.

Chúng ta đừng nghĩ rằng: việc làm quấy, ý tưởng xấu mà ta giấu che không ai biết: tất cả những sự suy nghĩ và sự hành động mà mình cho là thật kín, cũng có ngày lộ ra, vì đó là việc làm hay là sự suy nghĩ cũng có ảnh hưởng đến đời ta, không sớm thì muộn đều lộ liễu cho người thấy.

Tâm chúng ta xấu xa đê tiện hằng tìm kiếm những điều xấu xa tội lỗi. Tâm chúng ta có thể ví như con lằng xanh. Con lằng xanh thích những cái gì mà người đời nhờm gớm. Tâm ta cũng có khuynh hướng thích những điều nhờm gớm như vậy, nên bậc tri thức nhận thấy rõ nó, như ta thấy rõ con lằng xanh.

  • Tham (lobha): là ham muốn mãnh liệt trong lòng mình và muốn chiếm của kẻ khác, hoặc cưỡng bách để đem về cho mình hay trộm cắp v.v… Tóm lại là dùng phương tiện nào cũng được miễn đem vật mình đã thích về cho mình. Hạng người ham muốn nầy không màng tội lỗi đối với pháp luật và cũng không sợ quả của luân hồi.

Lòng tham không đo lường, hoặc hình dung ra thế nầy thế nọ được. Muốn dễ nhận thức, tôi xin ví dụ như thế nầy:

Có người muốn được một trăm ngàn đồng để làm một công việc gì. Người cố hết sức làm lụng vất vả để có đủ số tiền cần dùng vào việc ấy. Người nầy không gọi là tham mà gọi là ưa-thích.

Còn một người khác chỉ cần một ngàn đồng thôi, mà lại đi lường gạt hay làm một chuyện gì bất chánh để có số tiền thì người ấy gọi là người tham. Vậy ham muốn một cách bất hợp pháp, bất chánh, mặc dầu một xu nhỏ cũng gọi là tham.

Tham là một ác pháp, một phiền não, là nguồn gốc làm cho tâm ta nhơ đục, tội lỗi; và cũng vì nó mà luân hồi.

Lòng tham đến giai đoạn nầy là hiện thân của tội ác.

  • Tham lam (abhijhā): tham quá sức, lòng tham quá sức nầy có thể khiến người ta làm tội ác được.
  • Tham lam thái quá (abhijhàvisamalobha): nghĩa là lòng tham đã đi tới tột độ, không còn chỗ nào cao hơn. Lòng tham nầy làm cho lòng người mờ tối, không còn nhận thấy phải trái, dám giết người cướp của miễn đoạt cho được mới nghe. Lòng tham của con người tới mức độ nầy, thì không còn phương pháp nào chặn đứng được.

SÂN HẬN

(Sayadaw U. Jotika) – Hay cáu giận, dễ kích động– đó đều là những từchỉtâm trạng tiêucực.

Nhưng hãy xem cho kỹ xem bạn có thể tìm thấy những trạng thái cảm xúc như thế trong chính bản thân mình hay không.

Oán giận, Tàn nhẫn, Chua cay, Hay gây sự, Ác ý, Hờn dỗi, Giận dữ mù quáng – đó thật là những điều kinh khủng.

Bực dọc, Oán ghét, Căm thù, Thù địch, Nhạo báng.

Sợ hãi, Bất an, Bứt rứt, Lo ngại, Bồn chồn hốt hoảng, Lo sợ, Khiếp đảm – rất nhiều ngữ nghĩa khác nhau.

Nghi ngại, Lo lắng, Day dứt, Cáu kỉnh, Kinh sợ, Hãi hùng, Kinh hoàng, Hoảng loạn.

Tất cả những từ này ở trong tiếng Pali chỉ là DOSA – sân. Chỉ một từ trong ngôn ngữ Pali, DOSA. Nó chứa tất cả mọi nghĩa ấy.

Ghê tởm, Khinh miệt, Khinh bỉ, Coi thường, Ghét cay ghét đắng, Ác cảm, Chán ghét, Khiếp sợ.

Rất nhiều sắc thái cảm xúc tiêu cực. Xấu hổ, Mặc cảm tội lỗi, Ngượng ngập, Buồn tủi, Hối hận, Nhục nhã, Hối tiếc, Ăn năn hối lỗi, Điên tiết, Thịnh nộ, Oán hận, Phẫn nộ, Bực tức, Căm phẫn, Phật ý, Chua cay, Thù oán, Phiền muộn, Cáu kỉnh, Thù hằn, Căm ghét, Thô bạo, Buồn bã, Sầu khổ, Đau buồn, Ủ rũ, U sầu, U uất, Tự thương hại bản thân, Cô đơn, Chán ngán, Thất vọng, Trầm cảm – Phiền muộn.

Tất cả chỉ có nghĩa là dosa – sân. Chỉ một từ duy nhất.

Tôi muốn các bạn hiểu một từ này – DOSA, sân. Tất cả các cảm xúc tiêu cực đó đều là tâm sân. Đức Phật dạy: “Sadosam va cittam ’sadosam cittan’ti pajānāti” (Khi tâm có sân, vị ấy biết rõ tâm đang có sân). Khi bạn có những suy nghĩ tiêu cực như vậy, hãy nhìn chúngmột cách thật cẩn thận và hiểu rằng chúng là tâm sân. Không phải là tâm sân của bạn – nó

không thuộc về bạn. Nó không phải là một ai cả. Nó chỉ là một cảm xúc, một suy nghĩ mà thôi.

Càng nhìn rõ những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, chúng càng ít nổi lên. Và bạn càng làm chủ được chúng. Hãy hiểu rõ những từ này. Chúng rất quan trọng.

  • Cần lưu ý là tâm sân có 2 khuynh hướng:
  • Sân hận: phát ra, tấn công, tiêu diệt đối tượng
  • Sợ hãi: thu lại, thủ thế, tránh né đối tượng

SỢ HÃI

(J. Krishnamurti) – “Đầu tiên chúng ta hãy tựhỏi “sợlà gì” và “nỗi sợhãi nổi lên như thếnào”?

Đối với chúng ta, bản thân từ ngữ “sợ” nghĩa là gì? Tôi đang tự hỏi “sợ là cái gì”, chứ không phải là “tôi sợ cái gì”.

Tôi sống theo một mẫu mực nào đó; tôi suy nghĩ theo một khuôn khổ nào đó; tôi có trong lòng những niềm tin và những giáo điều nào đó và tôi không muốn những lề lối sống đó bị xáo trộn, vì cuộc đời tôi đã gắn bó chằng chịt với chúng rồi. Tôi không muốn chúng bị xáo trộn, bởi lẽ sự xáo trộn sẽ nẩy sinh ra trạng thái mù mịt mơ hồ mà tôi không thích. Nếu tôi bị bứt ra khỏi những gì tôi đã biết và đã tin thì tôi cũng muốn có sự chắc chắn một cách tương đối về tình trạng tương lai của tôi. Nhưng khi bộ não đã tạo ra những khuôn mẫu rồi thì nó từ chối sự sản sinh những khuôn mẫu mới khác, mà có thể là bấp bênh. “Sự di chuyển từ trạng thái chắc chắn sang trạng thái bấp bênh là cái mà tôi gọi là sợ”.

Đăng ký tham gia khóa học forex căn bản tại đây

Hiện tại, ngay lúc tôi đang ngồi đây, tôi không sợ. Lúc này tôi không sợ, chẳng có chuyện gì xẩy ra cho tôi, chẳng ai đe dọa hoặc lấy cái gì của tôi. Nhưng ngoài cái thời gian đang hiện hữu này, trong tâm thức tôi còn có một lớp sâu hơn, đó là vùng ý thức hoặc vô thức, đâu đó, manh nha tới điều gì đó có thể xảy ra cho tôi trong tương lai, hoặc e ngại về một cái gì đó từ thời quá khứ đột nhiên ụp xuống đầu tôi. Cho nên tôi sợ cả quá khứ lẫn tương lai. Thế là tôi đã chia thời gian ra thành quá khứ và tương lai. Đến đây thì sự suy nghĩ nhảy vào lên giọng: “Coi chừng, sẽ không gặp được điều đó một lần nữa đâu”, hoặc “Sửa soạn sẵn cho tương lai đi. Tương lai anh có thể sẽ nguy khốn. Bây giờ tuy là anh đã có chút đỉnh, nhưng rồi ra có thể là anh sẽ bị mất hết. Biết đâu chừng ngày mai anh sẽ chết, vợ anh có thể bỏ anh, có thể anh sẽ mất công ăn việc làm. Anh có thể chẳng bao giờ trở thành người có danh vọng. Có thể anh sẽ cô đơn… “

Bây giờ chúng ta hãy thử xét tới cái dạng sợ hãi của chính bạn. Nhìn coi. Quan sát kỹ phản ứng của bạn đi. Bạn có thể nhìn nỗi sợ hãi đó mà không nhấp nhổm muốn bỏ chạy, không nẩy ra chút ý muốn bào chữa, kết án hoặc kiềm chế chăng? Bạn có thể trực diện nỗi sợ

đó mà không có trong tâm cái từ ngữ đã làm thức dậy nỗi sợ chăng? Bạn có thể trực diện sự chết, thí dụ thế, mà không có từ ngữ đã đánh thức nỗi sợ chết chăng? Bản thân từ ngữ đã đem tới sự chấn động, cũng như từ ngữ “yêu” có sự rung động của chính nó, có ấn tượng của chính nó, phải vậy không?

Bây giờ hãy coi có phải là những hình ảnh trong tâm trí bạn về sự chết, ký ức về biết bao nhiêu cái chết mà bạn đã nhìn thấy, cùng với sự bạn tự liên tưởng chính bản thân với những chuyện đã xẩy ra còn giữ trong tiềm thức đó, — phải chăng đó chính là hình ảnh đã tạo ra sự sợ hãi trong lòng bạn? Hay là quả thật bạn sợ sự chết sẽ đến chứ không phải là bạn sợ những hình tượng trong tâm đã tạo ra sự chết. Có phải là từ ngữ “chết” làm cho bạn sợ hay là sự chết thật? Nếu chỉ là từ ngữ hoặc ký ức là lý do để bạn sợ thì chẳng có gì đáng sợ hết ráo.

Giả dụ như hai năm trước bạn bị bệnh, ký ức về sự đau đớn, về cơn bệnh vẫn còn tồn tại trong trí nhớ, nay nó trỗi dậy nhắc nhở “Coi chừng, đừng để bị bệnh lại như lần trước nữa đấy nhé”. Thế rồi ký ức cùng với bè đảng của nó là guồng máy suy tư bèn tạo nên sự sợ hãi, mà thật ra thì chẳng có cái gì đáng để mà sợ hết ráo, vì lẽ lúc đó bạn đang rất là khoẻ mạnh.

Tư tưởng, vốn là cái luôn luôn cũ mèm, bởi vì tư tưởng thoát thai từ ký ức, mà ký ức thì dĩ nhiên là luôn luôn cũ mèm — tư tưởng, vào lúc đó, tạo ra cái cảm giác là bạn đang sợ hãi, nhưng đó chỉ là cảm giác, không có trong thực tế. Thực tế là bạn đang khỏe mạnh. Nhưng cái kinh nghiệm về sự đau ốm, vốn đã khắc ghi trong tâm trí, trỗi lên nỗi sợ “Cẩn thận, đừng để bị bệnh lại nữa đấy nhé!”

Như thế chúng ta thấy rằng chính suy nghĩ gây ra một loại sợ hãi.”

“Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau. Năm chục năm trước chưa có bom nguyên tử, chưa có máy bay siêu âm, bây giờ chúng ta co những cái đó, và trong tương lai năm chục năm nữa, chúng ta sẽ có những cái mà hiện nay chúng ta không có. Cái đó được gọi là sự tiến bộ, luôn luôn so sánh, tương quan, và tâm trí chúng ta bị vướng mắc vào cái lối suy nghĩ kiểu đó. Không phải chỉ từ ngoại cảnh, mà ngay từ trong nội tâm, trong cái cấu trúc về tâm lý của chúng ta, chúng ta suy nghĩ theo kiểu so sánh. Chúng ta nói :” Tôi thế này, trước kia tôi thế này, và tôi sẽ khá hơn trong tương lai”. Cái lối suy nghĩ kiểu so sánh như vậy, chúng ta gọi là sự tiến bộ, sự phát triển, và cuộc đời chúng ta, từ phẩm hạnh, đạo đức, tôn giáo cho dến làm ăn buôn bán, giao dịch trong xã hội, chúng ta đều dựa trên nền tảng đó. Chúng ta quan sát bản thân chúng ta một cách so sánh với cái xã hội vốn dĩ cũng thoát thai từ một sự phấn đấu trong so sánh như chính chúng ta.

So sánh sản sinh ra sợhãi, bạn hãy tựquan sát sẽthấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viếthay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng ta liên tục sản sinh ra sự lo sợ. Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.

Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và cái-gọi-là nội dung có tính cách tôn giáo . Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh Chúa, hoặc một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. Sự so sánh về tâm linh phản ảnh trong sự vị linh mục muốn trở thành giám mục, hoặc hồng y, hay cuối cùng tiến lên tới giáo hoàng. Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.

Cho nên trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật hay trở thành người vô danh, thì cũng vậy. Tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kî, thói ghen tị, căm thù.

Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi.”

—Còn tiếp—

Nguồn: Đạo trading

***Sách Đạo trading có 17 phần nên anh em cứ từ từ suy ngẫm nhé, nhớ ủng hộ bài viết nữa! Cảm ơn anh em***

About Fxbi@gmail.com

225 comments

  1. cialis 20 mg cost: cost of cialis without insurance ordering cialis online australia

  2. Normally I don’t read article on blogs, but I wish to say that this write-up very forced me to try and do it! Your writing style has been surprised me. Thanks, very nice article.

  3. cialis in europe: generic cialis canadian monthly cost of cialis without insurance

  4. real cialis for sale – cialis professional 100mg brand cialis best price

  5. can i buy cialis in uk – buy cialis drug much does cialis cost without insurance

  6. cialis online pharmacy: canadian mail order pharmacy – canadian pharmacy reviews

  7. Agmnofa http://prescriptionhim.com how often can i take 100 milligrams of viagra without harm

  8. online pharmacy cialis generic – cialis super active plus canada cialis canada for sale

  9. canadian pharmacy ltd: canadian mail order pharmacy – canadian pharmacy world coupons

  10. cost of cymbalta rx – cymbalta 9 mg cymbalta 30 mg price in india

  11. monthly cost of cialis without insurance: cheap generic cialis cialis online without prescription

  12. What’s up friends, its great post concerning educationand completely explained,
    keep it up all the time. https://www.herpessymptomsinmen.org/where-to-buy-hydroxychloroquine/

  13. buy cialis with paypal: how to buy cialis online uk where can u buy cialis

  14. levothyroxine 100 mg price – synthroip.com levothyroxine online

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Đạo trading – Phần 13: Bản Ngã – Ngũ Uẩn (TT)

B. NGŨ UẨN (Uẩn là sự kiện chồng chất cảm giác, tri ...