Home / KIẾN THỨC FOREX / MÔ HÌNH GIÁ / Mô hình giá Broadening Wedge Ascending /Descending – Nêm mở rộng tăng dần/giảm dần

Mô hình giá Broadening Wedge Ascending /Descending – Nêm mở rộng tăng dần/giảm dần

Mô hình Broadening Wedges

Mô hình Broadening Wedges cũng giống như mô hình đỉnh và đáy mở rộng, chỉ ngoại trừ việc đường hỗ trợ và kháng cự đều hướng lên (Broadening Wedges tăng dần) hoặc cả hai đường này đều hướng xuống (Broadening Wedges giảm dần). Vì là một mô hình mở rộng, khoảng giá (đỉnh trừ đáy) của mô hình tăng trong quá trình tạo mô hình, hình thành một hình ảnh như “loa phát thanh”

Mô hình Broadening Wedges tăng dần

Mô hình này xuất hiện giá tạo ra các đỉnh và đáy cao dần nên hình thành tối thiêu 3 đỉnh hoặc đáy để tạo ra đường hỗ trợ (đường vẽ dưới nối các đáy, dốc lên hướng về phía bên phải) và đường kháng cự (đường vẽ trên nối các đỉnh, dốc lên và hướng về phải, có thể dốc hơn đường hỗ trợ)

Mô hình Broadening Wedges tăng dần – Hướng phá vỡ và trung bình mức tăng/giảm tối đa

Giá thông thường hay phá vỡ xuống bên dưới hơn (khoảng 73% tổng thời gian); tuy nhiên, dự đoán tốt nhất cho hướng phá vỡ đó là 76% sự phá vỡ xuất hiện theo hướng mà giá đã đi vào mô hình (theo Bulkowski, 2005). Khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự (một tín hiệu mua xuất hiện), giá có mức tăng tối đa trung bình khoảng 38% trước khi bị điều chỉnh từ 20% trở lên; khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ (một tín hiệu bán xuất hiện), giá sẽ có mức giảm tối đa trung bình khoảng 17% trước khi bị điều chỉnh về hướng đối lập 20% trở lên (theo Bulkowski, 2005). Chú ý, Bulkowski (2005) cho rằng những người giao dịch theo thiên hướng liều lĩnh chỉ nên sử dụng tín hiệu mua khi giao dịch bên trong mô hình, ví dụ như nhà giao dịch nên mua (long) tại điểm chạm thứ ba vào đường hỗ trợ và chốt lời tại điểm chạm của đường kháng cự; nhưng đừng bán (short) bên trong mô hình Broadening Wedges tăng dần.

Mô hình mở rộng duy nhất mà Kirkpatrick & Dahlquist khuyến nghị giao dịch là mô hình Broadening Wedges tăng dần và phá vỡ lên trên vì tỉ lệ thất bại khá thấp của nó (2010).

Mô hình Broadening Wedges giảm dần

Mô hình này xuất hiện khi cả đường kháng cự và hỗ trợ đang hướng xuống và về phía bên phải và biên độ giá thì đang mở rộng theo thời gian.

Mô hình Broadening Wedges giảm dần – Hướng phá vỡ và trung bình mức tăng/giảm tối đa

Gía trong mô hình này phá vỡ theo hướng tăng khoảng 79% tổng thời gian; khi giá phá vỡ lên trên, giá có thể tăng đến mức tối đa trung bình khoảng 33% trước khi có đoạn đảo chiều 20% đầu tiên; và khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ , giá giảm tối đa trung bình khoảng 20% (theo Bulkowski, 2005).

Mục tiêu giá

Bulkowski (2008) đưa ra một công thức tính mục tiêu giá dựa trên các nghiên cứu biểu đồ trong quá khứ của ông cho mô hình này như sau:

  • Mô hình Broadening Wedges tăng dần – phá vỡ lên trên:
    Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình) x 69%)
  • Mô hình Broadening Wedges tăng dần – phá vỡ xuống dưới (2 lựa chọn):
    Giá thấp nhất của mô hình hoặc giá phá vỡ – ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 58%)
  • Mô hình Broadening Wedges giảm dần – phá vỡ lên trên (2 lựa chọn):
    Gía cao nhất của mô hình hoặc giá phá vỡ + ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 79%)
  • Mô hình Broadening Wedges giảm dần – phá vỡ xuống dưới:
    Giá phá vỡ – ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)x 36%)

Biểu đồ minh họa cho mô hình Broadening Wedges tăng dần

Biểu đồ trên của Microsoft (MSFT) cho thấy một mô hình Broadening Wedges tăng dần điển hình với sự phá vỡ xuống dưới (điều này xảy ra ¾ tổng thời gian). Cái nêm có ít nhất 3 đỉnh cao dần và 4 đáy cao dần. Một khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ của xu hướng tăng, giá hồi về mức phá vỡ. Theo Bulkowski (2005), sự hồi lại lại này xảy ra khá thường xuyên, khoảng 57% tổng thời gian. Một đặc điểm thú vị khác của biểu đồ này là đường hỗ trợ xu hướng tăng trở thành đường kháng cự xu hướng tăng sau sự phá vỡ xảy ra.

Biểu đồ minh họa cho mô hình Broadening Wedges giảm dần

Biểu đồ trên của Home Depot (HD) cho thấy giá giảm trong một mô hình Broadening Wedges giảm dần. Một khía cạnh đáng chú ý của biểu đồ này là nó có một dấu hiệu gợi ý sự phá vỡ sẽ ở phía trên khi giá thất bại trong việc quay trở về đường hỗ trợ xu hướng giảm. Sự “giảm một phần” này dự đoán hướng của một sự phá vỡ lên trên trong mô hình này đúng khoảng 87% tổng thời gian (theo Bulkowski, 2005).

….v….

Tài liệu tham khảo

Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.

Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons

The Pattern Site. (2008). Bulkowski’s Measure Rule. Retrieved June 1, 2012

The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Head-and-Shoulders Bottoms . Retrieved June 1, 2012



THÔNG TIN ĐẾN BẠN, CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.

  • FX-B&I

Nguồn: TraderViet



About Fxbi@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Mô hình pennant (cờ đuôi nheo) – Tiếp diễn xu hướng

Mô hình Pennant trong xu hướng tăng Trong xu hướng tăng, một ...