Home / ĐẠO TRADING / Đạo Trading – Phần 2: “Một nghề đặc biệt” – Vô Vi

Đạo Trading – Phần 2: “Một nghề đặc biệt” – Vô Vi

Mời xem phần 1 tại đây.
—–

“Tâm thức tôi trưởng thành từ nghề trading.”– Vô Vi

“Không được yên trí rằng những kiến thức mình hiện có là những chân lý bất di bất dịch, như thế để tránh sự trở thành cố thủ và hẹp hòi. Phải học thái độ phá chấp và cởi mở để đón nhận quan điểm của kẻ khác. Chân lý chỉ có thể thực chứng trong sự sống mà không thể tìm kiếm trong kiến thức và khái niệm. Phải nguyện suốt đời là một người đi tìm học và phải thường trực quán sát sự sống nơi chính mình và nơi cuộc đời.” – Thiền sư Thích Nhất Hạnh-

Tôi viết phần này nhưng phần nhiều là không viết! Có những tư tưởng sâu sắc được biên soạn lại ở đây xuất phát từ sự giác ngộ của những bậc thầy tâm linh chứ không từ lý luận của các triết gia, vượt ngoài kiến thức và suy nghĩ thông thường, có thể soi sáng những góc khuất trong nhận thức của chúng ta.

Con đường được đề cập trong quyển sách này là con đường khởi phát từ nghề trading trong cuộc mưu sinh để tìm về chính mình để thấy ra những gì có giá trị nhất.

Đạo Trading quan niệm rằng công việc trading là một phương tiện hữu hiệu để giúp mỗi cá nhân trưởng thành về tâm thức chứ không đặt nặng mục đích làm giàu, tích lũy của cải. Tuy nhiên, cái gì đến thì cứ để đến tự nhiên!

Ở đây có một nghịch lý là những điều quan trọng nhất của Đạo Trading được trình bày có thể gây khó hiểu nếu bạn chưa có đủ trải nghiệm thực tế. Bạn chỉ cần đọc những gì mà bạn thấy phù hợp và có thể tham khảo lại sau này.

1.


MỘT NGHỀ ĐẶC BIỆT

Nói như nhà Phật thì tất cả các pháp thế gian đều là Phật pháp nếu chúng ta biết lấy đó làm bài học giác ngộ và nghề trading cũng không nằm ngoài nguyên lý đó. Không giống như nhiều nghề nghiệp khác, một người làm công việc trading thường sẽ phải hứng chịu rất nhiều khổ đau phiền não trước các biến động của thị trường bởi vì nội tâm của người ấy bị công kích dữ dội và liên tục. Tuy nhiên, nếu được nhận thức đúng đắn thì người ấy có thể đạt được sự trưởng thành vượt bậc về mặt tinh thần, người ấy sẽ dám đón nhận mọi ưu phiền của cuộc đời cho sự nghiệp giác ngộ, “phiền não tức bồ đề” mà!

Điều này cũng không phải là mới mẻ trong một nghề nghiệp được mệnh danh là “hung hãn” này. Các tượng đài trong giới tài chính, J.Livermore, W.Buffet đã từng nhấn mạnh về sự tham lam, sợ hãi là chướng ngại tối quan trọng đối với những ai tham gia thị trường. Họ nhận diện chính xác các phiền não đeo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình nhưng … nguồn gốc chúng từ đâu đến và làm sao để hóa giải chúng một cách hiệu quả vẫn là câu hỏi lớn (?) trong lúc các kiến thức chuyên môn được chia sẻ tràn ngập trên internet, sách báo không giúp giải quyết được vấn đề này.

Thêm vào đó, chướng ngại khó vượt khác là những thành kiến đến từ hầu hết trader. Giả sử một người cố gắng nghiên cứu cách giao dịch của J.Livermore để áp dụng cho mình, anh ta có khuynh hướng tuân theo những điều ưa thích và lọc bỏ những gì trái ý tùy theo nhận thức của mình. Ví dụ như khi nghe câu nói này: “Trading là một cuộc chiến về cảm xúc chứ không phải về trí thông minh”, một tâm sự chân tình được kết tinh từ quá trình chinh chiến của Livermore thì một người vốn tự cho mình là thông minh sẽ có khuynh hướng “lờ đi” và lời khuyên ấy khó có thể chạm đến anh ta. Tương tự, một người từng năng động, có tư duy nhanh nhạy và đã gặt hái được một số thành công nhất định trong sự nghiệp thì có thể sẽ thấy bất đồng quan điểm với phát biểu này:

“Các khoản tiền lớn kiếm được trong trading là do ngồi yên và chờ đợi, không phải do suy nghĩ” và chỉ khi nào vật vã với nghề trading, anh ta mới tự nhủ: “Ồ, ông ta nói thật đấy!” Hay như một ví dụ khác là câu châm ngôn: “Giao dịch theo cái thấy chứ không phải cái nghĩ” (trade what you see not what you think) của Wall Street có thể sẽ không chạm tới người nghe được nếu như anh ta chưa bao giờ thừa nhận rằng nhiều khi vẫn nhìn nhưng mà không thấy.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác thì nghề trading là một cơ hội tiềm năng cho nhiều người bởi điều kiện để tham gia và mức độ IQ đòi hỏi là khá dễ dàng. William Eckhardt – một trader huyền thoại với quan điểm cứng rắn ban đầu là nghề trading chỉ dành cho những ai có năng khiểu bẩm sinh (either you’re born with trading skills or you’re not) rốt cuộc đã phải thừa nhận: “Bất kỳ ai có mức độ thông minh trung bình đều có thể học nghề trading. Đấy không phải là khoa học về tên lửa. ”

2.


MỘT NGHỀ HUNG HÃN

Trước hết, bạn đọc cần để ý rằng hầu hết các công ty môi giới đều phải đưa cảnh báo rủi ro của nghề trading đối với khách hàng như: trading liên quan đến rủi ro cao, không phù hợp cho tất cả nhà đầu tư, có thể mất vốn hoàn toàn…cho nên bất kỳ ai có ý định tham gia thị trường cần phải nhìn lại mình, tự hỏi mình có đủ điều kiện để tham gia và chấp nhận luật chơi khốc liệt này hay không?

Trong một bài viết vào năm 2009 trên MoneyShow.com, Timothy Morge, một trader kỳ cựu chia sẻ: “…Thống kê của NFA (National Futures Association) cho biết rằng hơn 90% các tài khoản nhỏ lẻ (retail accounts) được mở ra với $10,000 đã phải đóng tài khoản trong vòng một năm bởi vì các traders đã mất đi phần lớn số tiền đó.” (1). Sự thật này ít được những người mới vào nghề tìm hiểu, hoặc không quan tâm nhiều đến nó, cho rằng tỉ lệ thất bại cao như vậy là dành cho người khác.

Bạn đọc cần biết thêm rằng trong nghề này thì bên cạnh hào quang của W. Buffett, G. Soros, John Paulson, Bruce Kovner, Paul Tudor Jones, Richard Dennis,.. là thảm kịch của rất nhiều nhà đầu tư thất bại. Nếu không tỉnh táo trước cám dỗ của thị trường, người ta có thể phải gánh chịu nỗi đau mất mát lớn về tài sản, sức khoẻ, hạnh phúc, bế tắc trong cuộc sống, thậm chí có người phải tự sát. Không những thế, các tổ chức tài chính lâu đời cũng không tránh khỏi sự sụp đổ, cuộc chơi ở Wall Street là cá lớn nuốt cá bé, cụ thể trong cuộc suy thoái 2008 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã sụp đổ như Lehman Brother, Merill Lynch, Bear Sterns. Một điển hình là Lehman Brothers – một ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ đã tồn tại 158 năm với đội ngũ traders dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn cao, mà bao người mơ ước được làm việc với họ, cũng đã sụp đổ vì lòng tham vô độ của con người. Điều thú vị là chính thị trường cũng là nơi điều chỉnh lại lòng tham của con người và dạy cho họ những bài học có giá trị nhất.

Các số liệu dưới đây minh họa phần nào mặt trái của thị trường và nỗi khổ của con người phải gánh chịu mà cực điểm là phải tự sát.

Trong cuộc khủng khoảng 1929 ở Mỹ thì 12 triệu người mất việc làm, 12,000 người bị sa thải mỗi ngày, 20,000 công ty bị phá sản, 1616 ngân hàng bị phá sản, cứ 1 trong 20 nông dân bị đuổi khỏi nhà, 23,000 người tự tử trong một năm, mức cao chưa từng có (2).Trong đợt suy thoái 2008 thì tỉ lệ tự sát tăng cao đột biến. Tờ Wall Street Journal đã khảo sát và thấy rằng số trường hợp tự sát trong năm 2008 cao hơn 2007. Trong số 19 tiểu bang lớn đã báo cáo 15,335 vụ tự sát trong năm 2008, tăng 2.3% so với năm trước (3). Hay như trong một so sánh khác, tỉ lệ các vụ tự sát trong đợt suy thoái tăng đến mức 22.1 vụ trong số 100,000 người so với tỉ lệ cao nhất là tăng 22.8% trong năm 1932 kể từ 1928 (4).

Nếu bạn đã từng nghe nói về thị trường ngoại hối thì sẽ thấy rằng mức độ sát phạt ở đây còn khốc liệt hơn nữa. Thị trường này có thanh khoản cực cao nên người cho ta cho dùng đòn bẩy (vay vốn) lên hàng ngàn lần và tốc độ biến động hết sức nhanh. Một sự kiện xảy ra gần đây là đồng Swiss francs vụt tăng mạnh vào ngày 15/01/2015; đơn cử là cặp EURCHF rớt 29.3% trong ngày, các lệnh cắt lỗ không thể khớp lệnh, làm cháy nhiều tài khoản và một số nhà môi giới tên tuổi phải phá sản (5).

Ngoài ra, thị trường đầu cơ còn đặc biệt là chứa đựng nhiều nghịch lý (liệt kê ở phần dưới) cho thấy những ai dùng lối suy nghĩ logic thông thường để tiếp cận nghề này sẽ gặp không ít khó khăn.

3.


NGHỀ THUẬN LOGIC?

Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu một người hỏi: “Tôi đang nói dối, đúng hay sai?” Nếu bạn kết luận anh ta nói đúng, thì người đó đã nói đúng sự thật rằng anh ta nói dối, tức là anh ta đã nói dối.

Còn nếu bạn nói anh ta nói dối, như vậy mệnh đề “tôi đang nói dối” của người đó là dối trá, tức là anh ta đã nói thật. Dù bạn trả lời như thế nào thì câu trả lời vẫn luôn mâu thuẫn với hệ quả logic của nó. Cái vòng luẩn quẩn này chỉ ra vấn đề của tính logic, còn gọi là nghịch lý Epimenides. Bạn thử tìm xem, có nhiều ví dụ khác đấy!

Sở dĩ tôi nêu vấn đề này ra để thấy rằng không phải mọi vấn đề đều phải xem xét giải quyết hợp logic, như người Việt mình hay nói là “sao cho hợp tình, hợp lý” bao gồm cả lý lẽ của con tim nữa. Trading nó đi ngược với lối suy luận thông thường cho nên người ta thua là thế, logic quá trong cuộc sống sẽ dễ thất bại trong trading.

Dưới đây, tôi xin liệt kê một số nghịch lý quan sát được trong quá trình theo đuổi công việc trading để bạn đọc không tuyệt đối hóa tính logic trong trading mà có niềm tin vào cảm nhận hay trực giác của mình khi đã giao dịch được đủ lâu:

Những trader có khả năng lãnh đạo (leading) bị khó khăn hơn do khuynh hướng đối kháng với thị trường để bảo vệ quan điểm của họ.

Nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cần đến sự năng động (động) để thành công thì trading cần đến sự kiên nhẫn chờ đợi, làm việc trầm tĩnh (tĩnh).

Luôn theo đuổi ước mơ và tính kiên quyết có thể tốt để thành công trong lãnh vực khác, còn nghề trading đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh chóng chấp nhận sai lầm.

Nhiều công việc đề cao tính hiệu quả khi làm việc đồng đội nhưng nghề trading đòi hỏi trader phải luôn suy nghĩ và ra quyết định độc lập.

Trong khi đa số trader hướng ra bên ngoài để thu nạp các loại kiến thức phân tích thì phần trọng tâm nhất lại là quay vào trong để hiểu chính mình.

Người ta thường tham lam khi chọn nghề mà nghề này lại khắc chế sự tham lam. Người ta thường thấy nhàm chán thì thị trường tạo điều kiện để lăng xăng.

Khi mọi người nghĩ trading rất phức tạp thì thực tế nó khá đơn giản.

Cần giữ kỷ luật chặt chẽ đối với một số nguyên tắc cơ bản trong khi phải ứng phó linh hoạt khi tình huống giao dịch thay đổi.

Hoạch định chi tiết có thể tốt trong công việc khác nhưng có thể làm trader mất đi sự linh hoạt trước biến hóa của thị trường.

Bạn không cần biết trước thị trường sẽ đi về đâu để thực hiện tốt một giao dịch.

Thu gom kiến thức phân tích quá nhiều có thể gây phân vân, khó hòa nhịp với thị trường.
Cùng một tình huống thị trường, một trader mới vào nghề có thể giao dịch thắng trong khi một trader lâu năm có thể thua hay không dám giao dịch.

Có khi bạn đọc sai xu hướng thị trường nhưng lại thắng và ngược lại.

Hai người vào lệnh gần như cùng lúc nhưng có người thắng kẻ thua.

Nếu bạn thua trong 70% số giao dịch thì không có nghĩa là bạn sẽ thắng 70% nếu bạn giao dịch theo chiều ngược lại.

Tin tốt ra nhưng giá cổ phiếu giảm và ngược lại.

Khi giao dịch để kiếm tiền nhưng không cần phải nghĩ đến tiền.

Trader thành công thường thấy tẻ nhạt trong một nghề được cho là tốc độ cao và đầy áp lực
Người mới chơi mà thua thì tốt hơn là mới chơi mà thắng (bởi vì sẽ kiêu ngạo và thua lớn sau này)…

Ngoài ra, có một điều thú vị là nghề trading rất oái ăm., nó lột trần được bản tánh con người ta. Một người chọn nghề trading bởi yếu tố hấp dẫn nào thì thường sẽ phải đối mặt với các khó khăn tương ứng của nó, như vài ví dụ sau:

  • Kiếm nhiều tiền: đây là biểu hiện sự tham lam. Khi đó, bạn dễ mắc lỗi giữ lệnh thắng quá lâu, đến mức nó chuyển thành lệnh thua.
  • Giàu nhanh chóng: đây là biểu hiện thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ thường mắc lỗi ép lệnh vào quá sớm hoặc khi chỉ có tín hiệu yếu.
  • Tiện đi lại, chỉ cần làm việc 2-3 giờ mỗi ngày: đây là biểu hiện sự lười biếng. Bạn sẽ không có thái độ làm việc nghiêm túc để nâng cao hiểu biết về thị trường, không tìm được niềm vui khi làm việc.
  • Sống ở bất kỳ nơi nào: đây là biểu hiện sự thiếu kiên định. Bạn dễ chạy theo cảm xúc, phạm các lỗi giao dịch mang tính gỡ gạc hay đuổi giá.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi môi trường (về kinh tế, chính trị, thiên tai,..): đây là biểu hiện của sự sợ hãi. Bạn có khuynh hướng do dự khi vào lệnh, thoát lệnh quá sớm, không giữ được lệnh khi sóng hồi lại.
  • Không cần đầu tư tài sản cố định: điều này cho thấy bạn không gắn bó lâu dài. Bạn dễ thay đổi hệ thống hay phương pháp giao dịch mỗi khi gặp thua lỗ.

Thực ra sự oái ăm kể trên là một minh họa cho thấy điều gì cũng có hai mặt của nó như là một qui luật chung của cuộc sống. Một khi trader hiểu rằng các lý do hấp dẫn để anh ta chọn nghề trading cũng ẩn chứa các chướng ngại tương ứng ngăn cản thành công thì anh ta thấy ra bản tánh của mình để chú trọng đối trị nó theo hướng ngược lại.

—Xem phần tiếp theo—

Nguồn: Đạo trading

***Sách Đạo trading có 17 phần nên anh em cứ từ từ suy ngẫm nhé, nhớ ủng hộ bài viết nữa! Cảm ơn anh em***

About Fxbi@gmail.com

181 comments

  1. buy cialis insurance – cialis 20mg usa
    buy cialis online viagra

  2. viagra original – amazon viagra viagra y cialis

  3. eouasq vtxq74 http://iveramectin.com ivermectine sans ordonnance

  4. Uexpble https://himshairloss.com where to buy propecia in singapore

  5. bactrim 400 – babactr.com bactrim ds online

  6. pharmacy canadian: mexican pharmacy online – rx pharmacy coupons

  7. ffpzhwn nnolqz https://iveramectin.com ivermectin tablets for sale

  8. ed pills that work better than viagra natural viagra – ed pills that work better than viagra

  9. cheap viagra online canadian pharmacy – cialis super active vs cialis professional cialis average price

  10. I love what you guys are up too. This type of clever
    work and exposure! Keep up the fantastic works guys
    I’ve included you guys to my own blogroll. https://www.herpessymptomsinmen.org/where-to-buy-hydroxychloroquine/

  11. mexican pharmacy: canadian pharmacy without prescription – canadian pharmacy ltd

  12. ejt90y gywfqo http://tadalafilrembo.com cheapest pharmacy to buy cialis

  13. legitimate online pharmacy usa: us online pharmacy – rxpharmacycoupons

  14. foreign pharmacy online – buy cialis super active uk buy cialis online no prescription usa

  15. cialis without prescriptions canada buy cialis tadalafil tablets – can i buy cialis in uk

  16. п»їhow much does cialis cost with insurance buy cialis 36 hour – taking cialis soft tabs

  17. duloxetine prescription prices – how much is duloxetine 30 mg duloxetine buy online

  18. Good post. I learn something totally new and challenging on blogs I stumbleupon everyday.
    It’s always helpful to read through content from other
    authors and use a little something from their sites. http://antiibioticsland.com/Amoxil.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published.

x

Check Also

Đạo trading – Phần 14: Hóa Giải

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu tâm ở mức độ ...